+-

Recent Topics

cháu ngoại :) by Tử Quân
Today at 09:06:01 pm

Bang Bang Bang by tuyetvan
Today at 08:56:17 pm

Tự sự... by Tử Quân
Today at 08:43:52 pm

Hỏi thăm với nick Quốc Hùng. by Đậu
Today at 08:03:14 pm

CG/TL by MHTL
Today at 07:02:36 pm

Nhạc Đạo by MHTL
Today at 06:02:20 pm

Truyền giáo hay Truyền đạo? by MHTL
Today at 05:06:01 pm

Sức khoẻ và đời sống by MHTL
Today at 03:18:39 pm

Gởi ... bạn hiền by Quốc Hùng
Today at 02:57:49 pm

Cốt Lơi Của Đạo by Huệ Từ
Today at 01:32:03 pm

Vai tṛ của Chúa Thánh Thần by MHTL
Today at 02:15:27 am

Lời hay Ư cũng hay by MHTL
Today at 02:01:14 am

LỄ PHỤC SINH by Quốc Hùng
March 27, 2024, 11:42:16 pm

Sự thật by Tử Quân
March 27, 2024, 11:03:10 pm

Đường con theo Chúa by River Rose
March 26, 2024, 11:19:18 am

Kễ chuyện "h́nh sự" by Quốc Hùng
March 26, 2024, 08:48:03 am

Nhạc t́nh by Quốc Hùng
March 25, 2024, 06:51:46 pm

Nhảm by Tử Quân
March 25, 2024, 05:45:39 pm

Một góc buồn !!! by Ngoc Han
March 24, 2024, 02:04:35 am

Muốn ăn th́…. by River Rose
March 23, 2024, 01:46:28 pm

Music in the 60's 70's 80's by tuyetvan
March 20, 2024, 09:06:33 pm

Hát Cho Nhau Nghe by VươngVấn
March 19, 2024, 01:35:42 pm

Ḍng Thơ Nhạc Trích Đoạn by NTS
March 19, 2024, 01:20:03 am

Quora Collections by tuyetvan
March 18, 2024, 07:44:47 pm

Nguồn Cảm Hứng - Inspiration by VươngVấn
March 17, 2024, 12:11:25 am

Đức Phật Như Lai đă tạo ra thế gian là một thế giới kiên toàn by Huệ Từ
March 16, 2024, 12:48:26 pm

Những thảm kịch trong lịch sữ by tuyetvan
March 16, 2024, 10:53:27 am

Việt Nam Cộng Hoà by tuyetvan
March 15, 2024, 11:26:24 pm

Relax - Cười by tuyetvan
March 13, 2024, 08:57:23 pm

BMHH by tuyetvan
March 13, 2024, 10:13:33 am

Author Topic: Sài G̣n - Ḥn Ngọc Viễn Đông  (Read 105 times)

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 656
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Sài G̣n - Ḥn Ngọc Viễn Đông
« on: May 05, 2021, 09:03:52 pm »


Sài G̣n lại bâng khuâng nhớ!

Song Chi

Trong cảm nhận của tôi và có lẽ cũng của nhiều người khác, từ trước Giáng Sinh cho tới Tết là khoảng thời gian mà thời tiết Sài G̣n đẹp nhất trong năm. Trời dịu mát, có năm c̣n hơi có chút không khí se lạnh cho chị em diện những chiếc áo len, áo khoác mỏng làm điệu khi ra đường. Nắng cũng dịu, có một màu vàng rất bâng khuâng. Và tâm trạng con người trong những ngày này cũng nửa bâng khuâng, xao động mơ hồ v́ một năm lại sắp qua đi, nửa nôn nao chờ năm mới đến…

Trong những ngày này có lẽ chỉ có giới doanh nhân, công nhân viên chức, ngành y…là vẫn bận bịu bù đầu không mấy để ư đến thời gian, c̣n đám làm báo, làm văn nghệ, giới nghệ sĩ dường như ai cũng có chút lười biếng, trễ nải, xao xuyến…Với tôi, đây là khoảng thời gian tôi thường hay ngồi quán café với bạn bè, chuyện gẫu, nh́n thời gian đi qua theo những ḍng xe cộ ngược xuôi trên đường phố, theo những tia nắng từ lúc rực rỡ lọt qua những hàng cây, trên mái ngói của một ngôi nhà cổ bên đường cho đến lúc nắng đổi chiều, đổi màu, nhạt dần trên những bức tường cũ rồi biến mất, và một ngày nữa đă qua…

Cứ vào khoảng thời gian này, tôi lại hay nhớ Sài G̣n.

Nhớ Sài G̣n trước hết là nhớ cái thời tiết thất thường nắng đó mưa đó, nắng th́ đổ lửa mà mưa th́ ngập lụt phố thành sông, cực hết biết. Là nhớ những con đường gắn bó thân quen qua từng thời kỳ, tuổi đi học, tuổi biết yêu, lúc đi làm…Một trong những thói quen của tôi là buổi chiều chiều khi không có việc ǵ làm, tôi thường chạy xe lang thang qua những con phố, ṿng lên khu trung tâm, có khi ghé vào một hiệu sách mua mấy quyển sách mới, rồi lại chạy lang thang, ngắm nh́n phố xá, dơi theo từng thay đổi của thành phố. Một thời Sài G̣n nổi tiếng bởi những con đường rợp bóng cây, nhất là rợp bóng lá me xanh đă từng đi vào những bài thơ, bài hát: “Trả lại em yêu khung trời đại học. Con đường Duy Tân cây dài bóng mát” (Ca khúc“Trả lại em yêu”, Phạm Duy), hoặc “Nhớ đèn đường từng đêm thao thức, Sáng che em ṿm lá me xanh” (Ca khúc “Em c̣n nhớ hay em đă quên”, Trịnh Công Sơn)…Vào mùa lá rụng, con đường li ti lá vàng như trải hoa vàng cho phố xá.

Những con đường Sài G̣n bây giờ phần lớn không có cây. Và nhiều con đường với hàng cây cổ thụ rợp bóng mát đă bị chặt trụi cho nắng nóng càng thêm đổ lửa xuống mặt đường, cháy bỏng làn da.

Nhớ đường nhớ phố và nhớ những con hẻm. Những con hẻm là một trong những nét rất đặc trưng của Sài G̣n. Một lần tôi đă từng viết trong bài “Sài G̣n hẻm”:

“Có thể nói không ngoa rằng ai sống ở Sài G̣n mà chưa/không từng có thời gian sống trong những con hẻm, th́ coi như vẫn chưa hiểu được đầy đủ chân dung đa diện của Sài G̣n, tính cách của con người Sài G̣n.

Sài G̣n có đến hàng ngàn hàng vạn con hẻm. Có những con hẻm rộng răi, ngay ngắn, xe hơi xe tải đều đi lọt. Nhưng cũng có những con hẻm hẹp đến nỗi không đủ chỗ cho hai người đi bộ cùng bước. Có những con hẻm dài hun hút, có những con hẻm ngoằn ngoèo vào đến bên trong lại rẽ trái rẽ phải, đoạn ph́nh ra đoạn teo tóp lại, như lạc vào mê cung. Có những con hẻm xuyên từ hẻm này sang hẻm khác, từ đường này qua đường khác và có những con hẻm cụt, chỉ có một đường ra duy nhất.

Những con hẻm có một đời sống riêng, khác với đời sống, nhịp sống bên ngoài đường lớn, ngoài phố thị…”

Nhớ Sài G̣n là nhớ những ngôi chợ. Ở nước ḿnh th́ thành phố nào, vùng nào mà chả có chợ. Nhưng phải đi xa, sống ở một thành phố châu Âu không có chợ, chỉ có siêu thị như tôi đang sống, mới thấy nhớ chợ. Siêu thị dù sạch sẽ, sang trọng, văn minh nhưng cái nào cũng giống giống cái nào, và chỉ có thực phẩm đông lạnh, hoặc đóng gói, đóng hộp, không thể có những con tôm nhảy kêu tanh tách, những con cá c̣n đang thở, giăy trên mâm, những con gà con vịt c̣n sống nguyên…Không thể mỗi gian hàng bày biện mỗi khác, kể cả mỗi cái chợ mỗi khác nhau, từ kiến trúc bên ngoài cho đến cách bố trí, mặt mạnh, những đặc trưng riêng về hàng hóa…

Cũng trong một bài viết khác, “Lan man giữa siêu thị và chợ”, tôi đă viết:

“…Như ở Sài G̣n chẳng hạn, bao nhiêu là chợ, từ chợ Nguyễn Văn Trỗi, chợ Phú Nhuận, chợ Tân Định, chợ Bến Thành, chợ Bàn Cờ, chợ Vườn Chuối, chợ Cầu Ông Lănh, chợ Dân Sinh, chợ Cô Giang, chợ Nancy, chợ Xóm Chiếu, chợ Thái B́nh, chợ Ḥa B́nh, chợ Xă Tây, chợ Phú Lâm, chợ Minh Phụng, chợ B́nh Tiên, chợ Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn hay chợ B́nh Tây, chợ Bà Hoa, chợ An Đông, chợ Văn Thánh, chợ Bà Chiểu, chợ Thanh Đa, chợ Thị Nghè, chợ G̣ Vấp, chợ Tân B́nh, chợ Phạm Văn Hai, chợ Bàu Cát, chợ Thủ Đức, chợ Linh Xuân, chợ An Lạc, chợ B́nh Chánh v.v…

Lại có nhiều loại chợ chuyên về một vài mặt hàng hóa. Như chợ vải Soái Ḱnh Lâm, chợ Kim Biên chuyên bán các loại hóa chất công nghiệp, hóa chất thực phẩm, chợ B́nh Điền, quận 8 là chợ đầu mối chuyên kinh doanh và cung cấp các mặt hàng nông sản, chợ An Đông mạnh về áo quần, đồ lót…

Chợ hoa Hồ Thị Kỷ, quận 10 là chợ hoa đầu mối lớn nhất thành phố. Hoa ở chợ có xuất xứ chủ yếu từ Đà Lạt và các tỉnh miền Tây. Chợ Vật liệu xây dựng ở Trịnh Hoài Đức, Phường 13, Quận 5. Chợ Thủy hải sản chuyên doanh hàng cá khô, mực khô, tôm khô, ở Trần Văn Kiểu, Phường 10, Quận 5. Chợ bán hàng điện tử, băng đĩa, DVD ca nhạc, phim...ở đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1...

Chưa kể, có những loại chợ độc đáo như chợ bán đồ cũ toàn hàng “độc” từ đồng hồ, mắt kính cổ, dây đeo thắt lưng, giỏ xách, bật lửa, tẩu thuốc lá cổ, chén uống rượu, cái máy may xưa, máy chiếu phim cho đến những chiếc xe gắn máy được sản xuất cách đây dăm bảy thập niên trở lên…nằm trong con hẻm cạnh cầu Băng Ky (đường Nơ Trang Long, quận B́nh Thạnh).

Chợ sâu bọ-chỉ là một góc nhỏ sát bên Plaza Thuận Kiều, nơi trao đổi, mua bán các sâu bọ, côn trùng, động vật nhỏ, kể cả chim chóc. Ngoài khu chợ chim ở đây, c̣n có chợ chim Lê Hồng Phong (quận 10) hay chợ chim Trường Chinh (quận Tân B́nh) với đủ loại chim quư, đủ màu sắc. Chợ cá cảnh nổi tiếng ở ngă tư Lư Chính Thắng, Nguyễn Thông, quận 3. Chợ chó mèo ở Lê Hồng Phong, quận 10 v.v…Có thể kể cả ngày cũng không hết.

Chưa kể sự khác nhau về quy mô từ to lớn như các chợ đầu mối cho tới chợ cóc, chợ xổm…ở một khu cư dân hay một con hẻm nào đó…”

Chợ là cái hồn của một thành phố và cả của một dân tộc. Qua những khu chợ, du khách không chỉ hiểu thêm về thực phẩm, đặc sản…mà cả lối sống, văn hóa của người dân nơi đó. Chính v́ vậy, mỗi khi đi du lịch đến một thành phố nào đó, tôi vẫn hay bỏ thời gian dạo qua những khu chợ. Với tôi, cư dân ở nơi nào vẫn c̣n giữ được chợ và văn hóa chợ là một, có được ẩm thực đường phố là hai, là niềm hạnh phúc cho họ và cho cả du khách.

Nhớ Sài G̣n, là nhớ quán café. Sài G̣n có vô số quán café, quán bar, quán trà đẹp, mỗi quán mỗi cung cách trang trí khác nhau. Có quán nằm dưới tầng hầm, trang trí như một quán rượu kiểu Mexico, chơi nhạc sống sôi động. Có quán nằm trong một khách sạn sang trọng, hàng đêm có nghệ sĩ chơi piano, violon tŕnh tấu những ḥa khúc nhẹ nhàng không lời. Có quán hoài cổ, chọn một ngôi biệt thự kiến trúc Pháp xưa, rồi trang trí như trong những bộ phim Pháp thời Đông dương; hoặc một ngôi nhà mái ngói, cột, rường gỗ với những bức hoành phi, những bức thi pháp nét chữ rồng bay phượng múa. Có quán cũng chuộng cổ nhưng theo lối khác, chưng bày đủ mọi thứ vật dụng từ cái đĩa hát, cái ống nḥm, cái máy đánh chữ…thời xưa, nhạc th́ hoặc Trịnh Công Sơn hoặc những ca khúc Anh, Pháp thập niên 40, 50, 60 cho tới 90. Có quán trang trí theo kiểu trà thất của Nhật Bản, khách ngồi xếp bằng trên chiếu, chờ những cô tiếp viên mặc kimono giả Nhật chậm răi tiếp trà theo đúng phong cách trà đạo. Có quán chuộng thiên nhiên, diện tích nhà vườn rộng mênh mông, khách ngồi giữa bao nhiêu cây cảnh, ḥn non bộ, suối giả…Có quán nằm ngay trong khu Tao Đàn, lợi dụng cây cối và cả tiếng chim của hội chơi chim hay mang đến vào mỗi buổi sáng. Có quán thiết kế hiện đại, nằm trên lầu cao một ṭa building lớn với cái view bao quát cả khu trung tâm thành phố. Có quán ngồi ngay giữa ngoài trời. Có quán lại vào sâu trong con hẻm…Bao nhiêu quán là bấy nhiêu phong cách. Cứ một thời gian giới văn nghệ lại đồn đăi nhau về một quán mới mở, rất hay nào đó.

Ngồi quán café là một thói quen của người Việt ở các thành phố lớn nhỏ. Nói cho cùng ở những thành phố của xứ ḿnh, không ngồi quán th́ biết đi đâu? Bạn bè chuyện gẫu kéo nhau ra quán café, quán nhậu. T́nh nhân rủ nhau ra quán rủ rỉ lời yêu đương. Rồi bàn bạc, kư kết hợp đồng làm ăn nhiều khi cũng ở ngoài quán. Giới văn nghệ không ít người viết báo, viết truyện và cả viết kịch bản, hẹn diễn viên…cũng ngoài quán. Nhiều khi nhà cửa bề bộn chật hẹp, ra quán vừa có không gian đẹp, trời nóng lại có máy lạnh trốn nắng, nên thế là cứ làm việc luôn ngoài quán.

Với nhiều người trong đó có tôi, có khá nhiều kỷ niệm gắn bó với những cái quán café khác nhau. Mỗi một giai đoạn trong cuộc đời lại hay ngồi ở một cái quán nào đó. Nhiều khi chẳng phải v́ cái quán này đẹp hơn, thức uống ngon hơn quán khác, nhưng ngồi v́ thói quen, v́ kỷ niệm. Có những người c̣n cực đoan đến nỗi chỉ ngồi một quán trong nhiều năm, và ngồi đúng một chỗ.

Nên nhớ Sài G̣n là nhớ những quán café. Là nhớ những quán ăn ngon, những món ăn ngon. Có nhiều khi món ngon nhớ cồn cào lúc đi xa lại là những món ăn vặt rất tầm thường. Như một người bạn quen, cũng trong giới văn nghệ sĩ, hồi chị lấy chồng đi Mỹ tôi vẫn c̣n ở VN, lần nào về chị cũng rủ tôi hoặc ra góc đường Lê Thị Hồng Gấm-Nguyễn Đ́nh Chiểu tức Pasteur-Phan Đ́nh Phùng cũ, ăn món khoái khẩu của chị là hột vịt lộn hoặc hàu sống chấm mù tạt cay xé lưỡi; hoặc ra khu phố Tây ăn các món hải sản-ốc bươu luộc, ốc mỡ xào me, ṣ huyết nướng hành mỡ…Có khi chỉ là món ḅ bía, món bắp xào b́nh dân tại hồ Con Rùa, hay món gỏi đu đủ khô ḅ ở công viên Lê Văn Tám… Cho tới những món ăn ngon trong các nhà hàng sang trọng, những ly cocktail pha chế cầu kỳ, có những cái tên gọi rất khêu gợi trong một quán bar ở khu trung tâm…

Và bao giờ khi nhớ những cái quán cũng là nhớ những khuôn mặt bạn bè, t́nh nhân một thời. Năm tháng qua đi, khi nhớ về nhau chỉ c̣n nhớ những điều đẹp đẽ, ngọt ngào. Những nỗi buồn, cả những thất bại, cay đắng trong cuộc sống nếu có, bộ nhớ đă tự động loại bỏ, cho ḷng nhẹ nhàng. Và do đó khi nhớ về Sài G̣n, nhớ về Việt Nam, tôi chỉ c̣n cất giữ những cảm giác hạnh phúc, càng để lâu càng đậm đà, như rượu càng lâu năm càng ngon, như những bài hát, những quyển sách, bộ phim… càng cũ càng có giá trị, một giá trị đă được thử thách theo thời gian, bởi những ǵ không có giá trị th́ đă bị loại trừ rồi…

Chợt nhớ một câu hát trong bài “Em c̣n nhớ hay em đă quên” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

“Em c̣n nhớ hay em đă quên?
Nhớ Sài G̣n mưa rồi chợt nắng…


“Em ra đi nơi này vẫn thế
Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ”…

Sài G̣n vẫn thế. Cuộc đời vẫn thế. Chỉ có ta đă đi xa, đă qua một khoảng đời khác.

Cứ vào những ngày trước Tết, tôi lại nhớ Sài G̣n…

Share on Facebook Share on Twitter

Like Like x 1 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 656
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Sài G̣n - Ḥn Ngọc Viễn Đông
« Reply #1 on: August 20, 2021, 11:02:29 am »



Áo em bay mát rượi nắng sân trường


Anh trở lại bàn chân vừa chạm ngơ
Gia Định thành xưa quen thuộc một thời
Tưởng đă quên. Mà sao ḷng cứ nhớ
Cầu Chữ Y biền biệt mấy mươi năm

Ngă tư Bảy Hiền vời vợi người trông
Màu áo lụa trắng ngời ngời con mắt
Bởi v́ em nên mây trời xuống thấp
Níu đời anh- chầm chậm- tháng giêng- hai

Phố Thị Nghè giờ chắc chẳng c̣n ai
Ngồi chải tóc- soi gương- chờ tiếng gọi
Qua Hàng Xanh anh thẫn thờ bước vội
Nghe trái tim đau đáu thuở học tṛ

Sài G̣n ơi! Ngày ấy quá xa mờ
Trong kư ức xanh xao buồn bật khóc
T́nh mới chớm- là t́nh mong manh nhất
Dễ dàng phai như màu lá thu phai

Có phải xuân hồng điểm xuyết cành mai
Mang gió tết nhuộm vàng bông hoa nở
Góc phố cũ- một ḿnh anh đứng đợi
Áo em bay mát rượi nắng sân trường



Linh Phương
Like Like x 1 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 656
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Sài G̣n - Ḥn Ngọc Viễn Đông
« Reply #2 on: August 21, 2021, 08:26:49 pm »


Một thoáng hương xưa

Phạm Khắc Trung

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng ngoại ô Saigon. Xóm tôi ở gần chợ, gần trường học, và gần cơ sở hành chánh xă. Nhưng chỉ cần bước sâu vào trong độ nửa cây số, xóm trong là khu vườn tược ruộng nương. Thủa đó phương tiện truyền thông rất hiếm hoi, phương tiện lưu thông c̣n hạn hẹp, nên giữa thành thị và ven đô, dẫu chỉ cách nhau vài chục cây số, nhưng lối suy tư và cuộc sống của họ cách biệt thật xa.

Tôi chăm học từ nhỏ, nguyên bậc tiểu học, không có tháng nào tôi bị lọt khỏi hạng ba, đứng hạng nh́ tôi đă thấy buồn rồi, vậy mà thi Đệ Thất tôi rớt cái đụp! Ba tôi chưng hửng không chuẩn bị cho t́nh huống bất ngờ, lúc đầu ông muốn tôi học lại lớp Nhất để thi Đệ Thất năm sau, nên không ghi danh cho tôi học trường tư (khai giảng trước trường công 2 tháng), sau nghe thiên hạ bàn tán, học trễ đến tuổi phải đi quân dịch, ông liền xin cho tôi vô học trường bán công do quân đội tổ chức, lúc đó tôi chỉ ước ao, lớn lên được lên Saigon học… Đến năm học lớp Đệ Ngũ, tôi nằng nặc đ̣i cha mẹ cho lên học trên Saigon, và năm sau, tôi đă ḍ dẫm ghi tên vào trường Hưng Đạo học buổi chiều lớp Đệ Tứ A14.

Trải qua vài tuần chưa rành đường đi học, tôi vẫn bám đuôi xe đ̣ Hóc Môn – Saigon, thẳng đường Lê Văn Duyệt, lên tận bến xe ở Ngă Sáu Saigon, quẹo bùng binh vào đường Vơ Tánh, đến rạp Khải Hoàn lại theo cái bùng binh vô đường Cống Quỳnh, khu đệ nhất cấp nằm đối diện với rạp hát Thăng Long. Ra về tôi cũng theo tuyến đường đó, nghĩa là tôi đi đánh ṿng, vừa xa vừa tốn kém cả th́ giờ lẫn tiền bạc. Quê một cục!

Ngu ngơ đến thế mà lúc tan học, tôi vừa dắt xe ra đến ngoài cổng trường, một thiếu niên hùng hổ nhào tới đấm vào mặt tôi. Rất may là anh ta đến từ phía đối diện với chiếc xe tôi đang dắt, và do phản ứng tự nhiên, tôi xô chiếc xe ngả về phía anh ta, khiến anh ta phải lách qua tránh, thành thử cú đấm chỉ sớt ngang mặt. Rồi nhờ thiên hạ la toáng lên, anh ta nghĩ không chắc đánh được tôi nên hồi đầu lủi mất.

Hôm sau khớp tôi định bỏ học, nghĩ tự ái đă căi lời cha mẹ, nhất quyết đ̣i lên học trên Saigon cho được, giờ chưa hết tháng đă bỏ học th́ quá quê! Tôi gồng ḿnh lủi đại vô lớp ngồi, nhưng đánh lô tô trong bụng, mong sự việc đừng tái diễn. Tôi ngồi ngay cửa sau lớp ở tầng trệt, mắt đăm đăm ngó chừng học sinh ngoài cổng bước vào, chợt nhận ra anh chàng hôm qua đi chung với bốn năm người khác, đang cười nói ồn ào chỉ trỏ lung tung, rồi nhắm hướng tôi ngồi xồng xộc đi tới. Đă tới nước liều, tôi rút ống khóa xe thủ sẵn trong cặp ra đứng lên bàn thủ thế. Thấy tôi hung dữ, nhóm anh lùi lại, rồi anh xua tay cười bảo tôi rằng, “Tôi tới xin lỗi bạn, hôm qua đánh lầm người!” Tôi chửi thầm, “Bố khỉ!”

Năm đó tôi may mắn gặp người thày dạy Toán thật hết ḷng, Giáo Sư Nguyễn Tá là một ân sư lớn trong đời tôi. Số là thế này, thày Tá thắc mắc tại sao những điều thày giảng th́ tôi hiểu ngay, nhớ lẹ, trong khi những nguyên tắc cơ bản ở lớp dưới lại không biết ǵ? Tôi tŕnh bầy cho thày biết, rằng trường tôi từng học ở ngoại ô thiếu thốn trăm bề, trường không đủ tiền nên thường mướn sinh viên địa phương dạy giờ cho đỡ tốn, phần lương ít nên khi kiếm được việc khác người ta bỏ dạy, phần bị động viên nên lớp không có giáo sư, mỗi năm đổi giáo sư bốn năm lần, thời gian chờ có thày khác nhiều hơn giờ học, cho nên tôi chỉ được học khoảng nửa chương tŕnh ấn định mỗi năm, năm Đệ Lục c̣n nghỉ học cả nửa năm v́ lư do an ninh do biến cố Tết Mậu Thân để lại. Thày bảo tôi mỗi lần có giờ thày (2 giờ chót), tôi ở lại khoảng một-hai tiếng thày kèm lấy căn bản lại. Mấy tuần sau thày khoe với những giáo sư khác, rằng tôi là học tṛ ưng ư của thày! Môn Toán Lư Hóa bấy giờ tôi đă có hạng.

Lên Đệ Tam tôi đă thành người khác, không ngu ngơ nhút nhát như thủa mới lên Saigon. Tôi đă biết kết bạn, rủ rê nhau làm công tác xă hội. Buổi đầu ra quân, chúng tôi phụ Sở Vệ Sinh dọn dẹp đám cháy ở khu Bùi Viện trước trường. Mỗi trưa tan học xong, chúng tôi ăn vội ổ bánh ḿ dằn bụng, rồi bắt tay dọn dẹp cho tới quá chiều, ṛng ră suốt hai tuần lễ mới xong.

Hôm cuối cùng, tôi đang loay hoay quay mặt vào trong quét gôm rác vụn ở một góc kẹt, tai tôi nghe tiếng xí xa xí xô của đám người lạ, tôi chột dạ với cảm giác như đang bị bao vây, cầm chắc cán chổi trên tay, tôi quơ chân quay 180 độ đâu lưng vào góc thủ, ánh mắt tôi quét ngang, chạm ngay ánh mắt người đă đánh lầm tôi khi trước. Nhận ra tôi anh ta hơi sửng sốt, khựng mất vài giây anh mới lúng túng hỏi bâng quơ, “Bộ anh làm cho Sở Vệ Sinh ư?” Chưa biết mục đích của đám thiếu niên nên tôi đáp nhát gừng, “Tôi chỉ làm thiện nguyện!” Anh tỏ vẻ bẽ bàng, ngập ngừng thốt, “Chúng tôi là dân khu vực này lại không dọn giúp, để anh ở nơi khác đến dọn dẹp giùm…, coi như chúng tôi thiếu anh một món nợ!” Rồi anh dơ tay giới thiệu tên ḿnh cùng những người bạn. Tôi vui vẻ bắt tay từng người, nhưng chỉ nhớ được tên anh là Lụa, và hai người khác, một tên Đạt, một tên Sơn.

Sự đời kể đến ngộ! Cuối năm học tôi gặp chuyện không hay nên ghi danh qua trường Thăng Long học lớp Đệ Nhị, vô t́nh lại gặp mặt đủ Lụa, Sơn, Đạt. Tại đây tôi cũng được Đặng Kim Lân, một người bạn của bạn tôi, giới thiệu Trần Bảo Dân vào nhóm. Dân mới học xong lớp Đệ Tứ ở trường Pétrus Kư, v́ trễ tuổi nên Dân mua chứng chỉ Đệ Tam và ghi danh học nhẩy lớp Đệ Nhị ở trường Thăng Long.

Do duyên cớ nào th́ tôi không biết, Dân và Lụa có chuyện xích mích, hai bên hẹn thanh toán nhau lúc 2 giờ tại công viên trước trường. Lụa kéo đồng đảng ở khu Bùi Viện sang (một trong những băng đảng du đăng nổi tiếng ở Saigon), Dân quy tụ bạn bè cũ mới ở hai trường Thăng Long và Pétrus Kư đến. Lúc đó tôi chưa thân với Dân, Dân biết tôi quen Lụa nên dặn bạn bè đừng cho tôi biết, cũng nhờ miệng Tín bép xép mà tôi đoán được nguồn tin.

Hai bên đang dàn quân th́ tôi đến, hầu hết người hai bên đều biết tôi nên rất ngỡ ngàng. Tôi chen vào giữa Dân và Lụa nói, “Hai đứa mày đều là bạn của tao, tao không muốn thấy tụi bay đánh nhau bể đầu sứt trán”. Thấy hai bên đều căng, quyết giải quyết bất b́nh bằng vũ lực, tôi nổi khùng đề nghị, “Phải đánh nhau th́ tao đánh tay đôi với thằng Lụa trước rồi sẽ đánh với thằng Dân sau. Được thua không cần biết, miễn đánh nhau xong tụi bay giảng ḥa nhau!” Lụa khinh thường bảo, “Mày không đánh lại tao đâu!” Ai nh́n vào chẳng biết, Lụa to, đen, chắc và khỏe như con gấu, c̣n tôi chỉ được tính liều, “Đánh tay đôi tao không ngán thằng nào, mày đấm tao ba đấm, chẳng lẽ tao không quơ trúng lại mày một thoi?” Lụa đâu lạ ǵ tính nết tôi nên cười bảo, “Nhưng tao c̣n thiếu mày một món nợ, mày có đánh tao cũng không đánh trả”. Được thể, tôi quay qua Dân tố, “Vậy tới phiên tao với mày?” Dân lắc đầu, “Tao với mày thù oán ǵ mà đánh?” Tôi thừa thắng tấn công, “Thế th́ tao yêu cầu hai đứa mày ḥa!” Lụa nh́n tôi một hồi rồi chậm răi đưa tay ra cho Dân bắt, ván bài phé này tôi thắng ngon ơ! Từ đấy hai đứa kết thân và Dân nể tôi lắm, một thời gian sau Dân rủ tôi kết nghĩa vườn đào.

Trên giấy tờ tôi sinh đầu Xuân 55, Dân sinh giữa năm 54, nhưng Dân viện dẫn mọi lư do tôn tôi làm anh cả. Tôi đ̣i căn cứ trên tuổi tác nên Dân thú thật, “Trên nguyên tắc ba tao tập kết ra Bắc theo hiệp định Genève. Khi đẻ tao ra má tao khai cha vô danh, c̣n tăng tao thêm một tuổi để tránh người đời nghi kỵ, chứ thật sự tao đẻ năm 55”. Hễ Dân kể th́ tôi nghe, chứ chơi với nhau bao năm, tôi không hề thắc mắc t́nh cảnh gia đ́nh nhà Dân.

Một lần tôi theo Dân về Bến Lức thăm má Dân. Khuya đang ngủ ở gian trong, tai nghe nhiều tiếng động lạ, rồi có người lạ vô nhà. Tôi độ rằng mấy ông nằm vùng tới viếng, nghĩ đời ḿnh “đứt chến” từ đây, nên hoang mang ngồi nhổm dậy. Dân nắm tay tôi gh́ lại, miệng th́ thào, “Nằm yên đi, không sao đâu!” Sáng hôm sau ngủ dậy, cả Dân lẫn má Dân đều không nói ǵ đến chuyện hồi khuya, nên tôi cũng làm thinh không nhắc tới.

Hè 72 có lệnh đôn quân, Dân bị động viên chờ đi Thủ Đức. Dân nói với tôi, “Tao không thể cầm súng bắn lại cha ḿnh. Tao sẽ lên Thánh Thất Cao Đài tu làm Lục Sự!” Từ đó, tháng tháng tôi chở Hạ Phượng, bạn gái của Dân xuống Tây Ninh thăm Dân. Phượng yêu Dân bằng tấm chân t́nh, thấy t́nh cảnh hai người mà ḷng tôi se thắt.

Một hôm gần cuối năm 74, lúc trời chập choạng tối, tôi đi học về một đỗi th́ Dân ghé vào nhà, Dân ngủ lại chơi với tôi qua đêm để hôm sau về Bến Lức chờ đón vô bưng với cha. Tôi mượn bà chị 5 ngàn dúi vào tay Dân, rồi ngước nh́n đôi ḍng lệ lăn tăn trên má, chảy vào kẽ miệng Dân đang run run bặm chặt. Hai đứa nh́n nhau không nói lời từ biệt, Dân bước lên xe đ̣, tôi quay về băi giữ xe, hai đứa cùng rời xa cảng miền Tây.

Măi tới cuối tháng 5/75 Dân mới xuất hiện. Hôm ấy tôi ở trên trường, Dân ghé nhà biếu mẹ tôi hai kư đường, nửa kư bột ngọt, và một cây thuốc lá Tam Đảo gửi tặng tôi. Rồi hơn một tháng sau Dân mới ghé gặp tôi, tôi chở Dân đi thăm những người bạn cũ, ôn lại kỷ niệm xưa. Có một điều đặc biệt, không biết có phải do linh tính hay không, mà tuyệt đối chúng tôi không đả động đến lập trường, vấn đề chính trị… Dân chỉ khoe đă đổi họ Lê và nhắn, má Dân mời tôi xuống Long An chơi thăm bà. Tin tôi nghe từ người bạn khác, rằng ba Dân mang quân hàm Đại Tá, má Dân làm Chủ Tịch Sở Thương Nghiệp Long An. Một lần gặp rồi thôi Dân bặt tăm không tin tức, nghe đâu chuyện t́nh giữa Dân và Phượng cũng gẫy gánh dọc đường. Dẫu biết rằng Phượng sẽ thành công, bởi Phượng khéo léo và có ḷng, nhưng tới nay tôi vẫn thao thức trong ḷng, canh cánh mong biết tin từ Phượng.

Cho tới Tết 77, tôi nhận được thiệp chúc Tết của Dân từ Hà Nội gửi về, Dân khoe đang theo học Đại Học Công An, khiến tôi hoang mang trong dạ. Lúc này tôi đă đi làm, đang phụ trách pḥng Tài Vụ cho nhà máy xay B́nh Tây (hăng rượu B́nh Tây cũ), nên có quen một số cán bộ Trung cấp từ ngoài Bắc vào. Tôi vờ khoe tấm thiệp của Dân với những người này, mong ư kiến dư luận để rộng đường suy xét. Anh Chuyên, kỹ sư cơ khí rất quư tôi, đọc xong tấm thiệp anh cười khề khà bảo, “Lư lịch phải sạch lắm mới được vào Đại Học Công An. Anh nói chú đừng buồn, thân nhân anh, ai đi công an anh lánh hết!”

Năm 1991, đứa em gái kế tôi vượt biên thoát kể, “Những năm đầu 80 em khổ như trâu, mướn pḥng ở lậu trên đường Trương Minh Kư. Ngày ngày em ôm thùng thuốc lá bán lẻ lê la kiếm sống qua ngày, chốc chốc lại bị công an đuổi bắt. Mấy lần em gặp anh Dân, lúc đó đang đeo lon Thiếu Úy hay Trung Úy công an trong khu vực…” Tôi hỏi, “Thế nó có nhận ra em không?” Em tôi nhanh nhẩu đáp, “Nhận ra chứ! Thấy em anh ấy hơi sững sờ. Không biết anh ấy sợ em nhận bà con, hay cố t́nh ngó lơ cho em chạy thoát?” Tôi lại hỏi, “Từ lúc anh đi Dân có ghé nhà ḿnh?” Em trả lời, “Em cũng không ở nhà nên không biết, nhưng cũng không nghe nhà nói, chỉ nghe nói anh Thành có xuống thăm nhà mấy lần!” Rồi em tôi thổn thức, “Anh Thành tử tế lắm anh ơi! Một hôm ảnh chạy xe ngang, lướt thấy em ngồi bán thuốc bên lề đường trông quen, ảnh sinh nghi quảy xe lại hỏi, ‘Phải Báu không?’ Em nói ‘Dạ! Chào anh Thành!’ Mắt anh ấy mọng đỏ lên nói, ‘Không ngờ em khổ sở thế này!’ Rồi ảnh ghi địa chỉ chị Oanh, nói ảnh có việc gấp phải đi, bảo em t́m đến địa chỉ chị Oanh sẽ giúp đỡ. Em không tới nhờ nhưng vẫn trọng ơn ảnh đă có ḷng tử tế!” Rồi em hỏi tôi, “Anh có biết anh Thành với chị Oanh bây giờ ở đâu không?”

Tôi bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa. Thành và tôi chơi thân với nhau từ lúc học Đệ Tam, hai đứa gắn bó chia sẻ mọi điều, từ chuyện học hành cho chí vui chơi, văn chương, công tác xă hội… Tôi từng xem gia đ́nh Thành như mái ấm thứ hai, tưởng quá hiểu nhau mới nói thẳng thành ra nông nỗi. Tôi đem chuyện “Nồi cơm Nhan Hồi” kể cho em nghe rồi bảo, “Thành là người bạn tốt! Lúc đến Thái Lan Thành có liên lạc với anh. Thời gian đó anh đang khốn cùng. Đọc thư Thành, anh động ḷng v́ một chuyện nhỏ anh từng giận Thành khi trước, anh viết thư nói thẳng những điều anh nghĩ. Thành hiểu lầm giận nên không liên lạc với anh từ khi đến Úc định cư”. Tôi thở dài nói tiếp, “Đến Khổng Tử nh́n chuyện trước mắt c̣n hiểu lầm, th́ thư từ qua lại làm sao tránh được?” Báu trầm ngâm hỏi, “Sao anh không đính chính?” Tôi cười, “Chuyện ‘Nồi cơm Nhan Hồi’ mới kể, mày vẫn chưa rút tỉa được bài học ǵ sao c̣n hỏi ấm ớ hội tề?” Báu ngơ ngác trố mắt hỏi, “Rút tỉa điều ǵ cơ?” Tôi buông gọn, “Đừng ăn cơm hớt!” Báu đập vai tôi cười hắc hắc, nước mắt dàn dụa như đang khóc, cô biết tôi muốn kết thúc câu chuyện.
Like Like x 2 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 656
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Sài G̣n - Ḥn Ngọc Viễn Đông
« Reply #3 on: November 04, 2021, 10:26:45 am »


Mưa

Nguyên Tú My


Tháng Tư, trời đă vào xuân bỗng dưng chuyển lạnh. Cơn mưa chiều trở về bất chợt khiến tôi nhớ đến những cơn mưa của Sài G̣n mà ḷng không khỏi nôn nao. “Em c̣n nhớ hay em đă quên...” Chẳng bao giờ quên được h́nh ảnh những ngày mưa dầm vội tạt vào một mái hiên nhà bên đường chờ cơn mưa tạnh hay những ngày mưa nhẹ lất phất cứ khoác chiếc áo mỏng mảnh đạp xe trên phố thấy giọt nước nhẹ lây phây qua mắt, qua môi. Trong sự vô thường của vạn vật, những ngày mưa rơi luôn cho tôi một cảm xúc rất ngọt ngào. Nhớ lại những bài luận văn thời lớp Bốn, lớp Năm, “Em hăy tả cảnh trời mưa.” Cơn mưa thời niên thiếu có cơn mây xám vần vũ, gió thổi mạnh cuốn lá bay trên đường, đứng ở đầu này mà thấy mưa rượt ở sau lưng. Cứ thế mà viết chắc chắn sẽ được cô giáo phết cho con số 9 tṛn trĩnh. Ngày ấy c̣n bé quá nên nh́n ǵ cũng thấy to lớn đáng nể lắm.

Mưa là nhốn nháo hẳn lên, người lớn lo kéo quần áo đang phơi ngoài sân, hứng nước vào lu; trẻ con th́ nhấp nhổm đi tắm mưa, nghịch nước. Trời Sài G̣n có những cơn mưa rào bất chợt chẳng báo trưóc. Trời đang nắng chang chang thoắt lại mưa ào xối xả. Bởi thế khi nghe tin thời tiết báo những câu vô thưởng vô phạt “trời hôm nay mưa nhiều không có nắng” (phải nhận rằng ông thi sĩ Nguyên Sa rất tài) nên cũng chẳng ai bận tâm đến chuyện mưa hay nắng của Sài G̣n.


Thời gian thật lạ kỳ. Có những lúc cứ tưởng nó đă vùi lấp mọi thứ nhưng cũng có đôi lúc kư ức cứ luôn yên vị trong một khoảnh khắc của quá khứ không hề suy chuyển. Đă qua bao nhiêu năm rồi mà cảm giác của một đứa trẻ ngồi bám song cửa đong đưa đôi chân ra nghịch nước vào một chiều mưa ngày nào vẫn c̣n nguyên vẹn. Khám phá và thích thú trước những giọt mưa rơi trên sân ngập nước, bong bóng nước nổi phập phồng tṛn xoe, mỏng mảnh rồi vỡ tan khi giọt mưa khác rơi xuống. Kiếp bong bóng nước phù du là thế. Nhớ có lần xem kịch Lá Sầu Riêng của cô Kim Cương, người mẹ trẻ hát câu ḥ ru con “Trời mưa bong bóng bập bồng. Mẹ đi lấy chồng con ở với ai.” nghe sao buồn quá. Bao nhiêu nước mắt của phận người đă nhỏ xuống theo mưa? Đó là ngày c̣n bé. Lớn lên chút nữa nh́n mưa lại thấy thương người nghèo lam lũ. Mưa đồng nghĩa với buôn bán ế ẩm.





Mưa đồng nghĩa với cái nghèo đeo đẳng lên một kiếp người. Nghe “Phố buồn” của Phạm Duy càng thấy thương cơn mưa Sài G̣n da diết. “Đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em. Bùn lầy không quên rơi lên lối ngơ không tên. Qua mấy gian không đèn, những mái tranh im ĺm, đường về nhà em tối đen.” Đời sống một góc phố thị Sài G̣n tăm tối buồn thiu như những tiếng mưa rơi rơi trên mái…Tiếng mưa rơi trên mái tôn luôn là tiếng mưa buồn của cung tơ ḷng trầm lặng, của những ai mang nỗi ḷng chất ngất bẽ bàng câm nín giờ chỉ muốn tuôn trào theo nhịp rơi rào rạt trên mái ngoài kia.

Kỷ niệm về mưa th́ nhiều lắm, không ai mà không cảm thấy có một lần ḷng ḿnh phải chao đảo theo mưa. Đến tuổi học tṛ tấp tểnh biết yêu, mưa càng tha thiết lăng mạn hơn nữa. Hăy nghe nhà thơ Phạm Thiên Thư vẽ một bức tranh rất thơ bằng ngôn từ về một buổi chiều mưa

“Em tan trường về. Đường mưa nho nhỏ.
Chim non giấu mỏ. Dưới cội hoa vàng.”


Về sau nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ này và người con gái tên Ngọ trở thành dáng dấp yêu kiều trong mơ của những chàng trai mới lớn đứng lơ ngơ trước cổng trường con gái. Sự giao duyên tài hoa giữa thơ và nhạc hẳn phải bắt nguồn từ t́nh yêu nét đẹp của thiên nhiên tha thiết lắm mới tạo ra được những cung bậc diễm tuyệt như thế khiến ḷng ai cũng thấy man mác một nỗi nhớ nhung về một thưở xuân th́.

Mưa vẫn là đề tài muôn thưở để người nghệ sĩ gửi gấm nỗi ḷng chất ngất. Hỏi người xa quê có thấy ḷng xót xa không khi vào một chiều mưa giữa phố Sài G̣n mà nghe tiếng ai buồn tha thiết trong “mưa Sài G̣n, mưa Hà Nội” của nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương.


“Mưa hoàng hôn trên thành phố buồn gió heo may vào hồn.
Thoảng hương tóc em ngày qua. Ôi người em hồ Gươm về nương chiều tà…
Thương màu áo ngà… Thương mắt kiêu sa…”



Mưa xao xuyến buồn, mênh mang gợi nhớ về kỷ niệm xưa cũ, về nỗi đau chia cắt đôi bờ quê hương. Người một lần ra đi để người ở lại với nỗi u hoài chất ngất. Mưa rơi xuống thay giọt nước mắt biệt ly, làm thức lên những kỷ niệm ấm áp của đời người, trôi đẫm hồn người tha phương biệt xứ. Hạnh phúc và đớn đau. Hội ngộ và ly biệt. Xót xa như một phận đời được định sẵn.

Tháng Tư. Trời đổ giọt mưa rơi…