+-

Recent Topics

Bang Bang Bang by Quốc Hùng
Today at 10:17:19 am

cháu ngoại :) by Khoa1221
Today at 09:06:31 am

Vai tṛ của Chúa Thánh Thần by MHTL
Today at 02:15:27 am

Lời hay Ư cũng hay by MHTL
Today at 02:01:14 am

Cốt Lơi Của Đạo by Quốc Hùng
Today at 12:22:14 am

LỄ PHỤC SINH by Quốc Hùng
March 27, 2024, 11:42:16 pm

Sự thật by Tử Quân
March 27, 2024, 11:03:10 pm

Tự sự... by Tử Quân
March 27, 2024, 03:19:26 pm

CG/TL by MHTL
March 27, 2024, 01:39:09 am

Đường con theo Chúa by River Rose
March 26, 2024, 11:19:18 am

Kễ chuyện "h́nh sự" by Quốc Hùng
March 26, 2024, 08:48:03 am

Nhạc t́nh by Quốc Hùng
March 25, 2024, 06:51:46 pm

Nhảm by Tử Quân
March 25, 2024, 05:45:39 pm

Một góc buồn !!! by Ngoc Han
March 24, 2024, 02:04:35 am

Muốn ăn th́…. by River Rose
March 23, 2024, 01:46:28 pm

Music in the 60's 70's 80's by tuyetvan
March 20, 2024, 09:06:33 pm

Hát Cho Nhau Nghe by VươngVấn
March 19, 2024, 01:35:42 pm

Ḍng Thơ Nhạc Trích Đoạn by NTS
March 19, 2024, 01:20:03 am

Gởi ... bạn hiền by Quốc Hùng
March 19, 2024, 12:10:39 am

Quora Collections by tuyetvan
March 18, 2024, 07:44:47 pm

Nguồn Cảm Hứng - Inspiration by VươngVấn
March 17, 2024, 12:11:25 am

Đức Phật Như Lai đă tạo ra thế gian là một thế giới kiên toàn by Huệ Từ
March 16, 2024, 12:48:26 pm

Những thảm kịch trong lịch sữ by tuyetvan
March 16, 2024, 10:53:27 am

Việt Nam Cộng Hoà by tuyetvan
March 15, 2024, 11:26:24 pm

Relax - Cười by tuyetvan
March 13, 2024, 08:57:23 pm

BMHH by tuyetvan
March 13, 2024, 10:13:33 am

Góc Nhỏ HuongKhuya by Huệ Từ
March 11, 2024, 09:44:31 pm

Lẽ Sống by Bee
March 06, 2024, 11:36:50 am

Hăy Nâng Tâm Hồn Lên by Bee
March 06, 2024, 11:36:13 am

Suy Niệm Mỗi Ngày by Bee
March 06, 2024, 11:34:47 am

Author Topic: Thăm cô Nhung ở Thủ Đức.  (Read 332 times)

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.

Online Đậu

  • Full Member
  • ***
  • Posts: 168
Thăm cô Nhung ở Thủ Đức.
« on: April 16, 2022, 02:28:18 am »
Ấn tượng từ một bài báo cũ, kể về chuyện của cô Lê Thị Kim Nhung, 76 tuổi, ở Thủ Đức, nhớ lời Mẹ dặn ngày xưa, những ngày đi tản cư được một người cứu giúp nên giờ bà mang nhiều người già yếu không nơi nương tựa khác về nuôi, chăm sóc hết ḷng để Trả nợ đời, Trả nợ người, thepo cách nói của bà.

Mời theo dơi bài báo cũ và một video clip cách đây 2 năm:

Cụ bà Sài G̣n xây nhà rước người già về nuôi để làm theo lời mẹ dặn.


Từng được một cụ bà cứu mạng mấy mẹ con trong lần tản cư, cụ bà Sài G̣n (hiện 76 tuổi) được mẹ dặn phải cứu giúp người già để trả nợ đời. Nghe lời mẹ, gần 20 năm qua bà rước người già về nhà chăm sóc.


Bà Nhung 76 tuổi, tóc bạc trắng, mang nhiều bệnh trong người nhưng vẫn cố gắng chăm sóc những người già khó khăn.


T́m đến nhà của bà Lê Thị Kim Nhung (76 tuổi, TP.Thủ Đức, TP.HCM) – người vừa được UBND TP.HCM tuyên dương Những tấm gương thầm lặng mà cao cả, chúng tôi bất ngờ v́ khu vườn rộng rợp bóng cây, hoa lá. Phía sau nhà chính là căn nhà khác rộng chừng 50 mét vuông bà Nhung mua lại hơn chục năm trước để đón người già về nhà nuôi ăn ở, chăm sóc như chính người thân của ḿnh.

Ra đón PV, bà Nhung liên tục nhắc đi nhắc lại: “Đừng viết ǵ về tui, tui làm để trả nợ đời thôi. Mấy cô chú muốn biết tui sao th́ hỏi mấy người ở đây là rơ hết nè. Suốt ngày tui bắt họ đi khám bệnh, đi tập thể dục, đi mổ mắt chứ không tốt đẹp ǵ…”.

Nghe bà nói vậy, chúng tôi cười, mấy cụ được bà rước về nuôi cũng cười nói: “Bả là vậy đó, tự dưng 'xách' tui đi mổ mắt cho giờ sáng trưng vậy đó”.

Từng phản đối cha mẹ làm từ thiện, giờ th́…

Khuôn viên gia đ́nh rộng răi được bà Nhung chia thành nhiều khu, 2 phần rộng nhất xây xưởng cho thuê, 2 căn nhà (khoảng 100 mét vuông và 50 mét vuông) được dành riêng để nuôi dưỡng những người già mà bà rước về. Hiện, bà Nhung đang nuôi 6 cụ, trong đó 1 cụ đang ở bệnh viện, 1 cụ ở nhà trọ, 4 cụ ở nhà của bà.


Căn nhà rộng thênh thang bà Nhung xây để rước người già về nuôi.

Nói về lư do nuôi người già, bà Nhung nói: “Mấy người thấy tui đủ thứ bệnh khuyên đừng nuôi chi cho cực, v́ người già cũng lắm chuyện phức tạp. Suốt ngày tui đi giải quyết chuyện họ căi nhau, đánh nhau cũng có, nhưng v́ nhớ lời mẹ dặn, mẹ nói tui đang “mắc nợ” nên tui phải làm, mà làm th́ thấy vui”.

Bà kể bà liên tục được cha mẹ nhắc lại câu chuyện về ngày bà c̣n ẵm ngửa, trong một lần chạy tản cư cùng mẹ và anh trai từ Trà Vinh đến Cái Mơn (Bến Tre) th́ bị lạc vào một cù lao. Lúc đó, một cụ bà đă gọi mẹ con bà lên, nấu cơm cho ăn, nhường chỗ ăn ngủ qua đêm v́ sợ ở dưới ghe sẽ bị cướp.

Sau ơn cứu mạng, cha mẹ bà thường làm việc thiện, nhà có ǵ cũng cho những người khó khăn hơn. Ai đến xin cũng chưa bao giờ cha mẹ bà từ chối. Nhiều lần, bà Nhung không đồng ư với lối sống “quá tử tế” của cha mẹ. Bà nói mẹ ḿnh tử tế một, th́ ba bà nhiều khi c̣n hơn: “Tôi nhớ lúc đó nhà c̣n ít tiền để mẹ đi chợ cho mấy ngày tới. Một người bạn của ba tôi gặp khó khăn nên ngỏ ư nhờ ông giúp đỡ, vậy là ông lấy hết tiền đó cho người ta”.


Các cụ ở trong nhà của bà Nhung cảm thấy dễ chịu, thoải mái như ở nhà.

“Mẹ tôi nhắc suốt là: không có sự giúp đỡ đó, liệu giờ các con c̣n sống không, má c̣n sống không. Con nên nhớ ḿnh đang mắc nợ và ḿnh phải trả nợ, tui sợ hai chữ mắc nợ ghê vậy đó”, bà Nhung nhớ lại. V́ vậy, khi làm ăn được, có thêm tiền anh chị em ở nước ngoài gửi về, cùng với sự góp chút vốn của một người bạn, bà đă xây căn nhà đầu tiên để rước người già về nuôi.

Theo lời bà Nhung, thời gian đầu mới đón những cụ già về đây, suốt ngày bà lui cui chăm sóc, may là trời thương vẫn cho bà sự hoạt bát dù mang trong người đủ thứ bệnh. Ngoài chăm sóc sinh hoạt cá nhân cho các cụ, bà c̣n phải đứng ra giải quyết khi có tranh căi. Nhiều lần, con bà giận quá c̣n trách mẹ: “Trong đầu má chỉ toàn có người già chứ không có tụi con”, nghe xong, bà chỉ cười nhớ lại chuyện ngày trước bà cũng từng trách cha mẹ ḿnh như thế.


Bà Liên cho biết, ở đây bà tự dọn dẹp, sinh hoạt cá nhân, có người già yếu hơn th́ bà phụ chăm sóc.

Hằng tháng, bà Nhung đều mời nhân viên y tế đến để khám bệnh cho những người được chăm sóc ở đây, riêng ăn uống, điện nước, mỗi tháng khoảng hơn 12 triệu đồng, các khoản khám chữa bệnh khác hay mổ mắt cũng đều do bà chi trả từ tiền cho thuê nhà xưởng.

Thời điểm đông đúc nhất, căn nhà nuôi người già của bà Nhung có đến hơn 10 người, bà phải nhờ thêm người chăm sóc, hoặc chính những người già c̣n đi lại được chăm sóc người nằm liệt, cứ vậy, các cụ đùm bọc lẫn nhau qua ngày.

'Tự dưng 'xách' đi bắt mổ mắt'.

Căn nhà đầu tiên “mở màn” cho việc nuôi người già của bà Nhung là được bày trí đơn giản, gọn gàng với 5 chiếc giường đơn, có khu bếp, 3 nhà vệ sinh, tủ lạnh, ti vi đầy đủ. Trước kia, có thời gian căn pḥng này được kê 10 giường nhưng khi số người ở giảm, bà Nhung thu dọn lại bớt để các cụ có không gian rộng răi sinh hoạt.

Thấy bà Nhung đến, bà Lê Thị Quyền (75 tuổi, quê Phú Yên) tháo chiếc kính bảo hộ sau ca mổ cách đây vài hôm kéo ghế niềm nở: “Chị Sáu ngồi đi chị”. Bà Quyền quê ở Phú Yên, năm 17 tuổi bà lấy chồng, sinh được 3 con th́ đến năm 24 tuổi chồng mất, bà ở vậy nuôi con cho đến khi tuổi xế chiều.

Thấy các con cực khổ làm thuê làm mướn lại phải lo cho các cháu ăn học, bà được người quen giới thiệu vào đây. Bà chấp nhận cuộc sống xa nhà để bớt phiền con cháu. Sau 6 tháng ở thử, bà mới nói con cháu viết giấy cam kết gửi cho bà Nhung để bà ở lại đây.

“V́ cụ già nhưng c̣n con cháu chứ không phải neo đơn nên cứ viết tờ đó cho yên tâm, tránh những chuyện căi nhau sau này”, bà Nhung giải thích. Hơn 3 năm ở đây, chưa một lần về quê thăm con cháu nhưng bà Quyền nói cuộc sống thoải mái hơn v́ xung quanh có nhiều người già bầu bạn, không gian sạch sẽ, thoải mái, cảm giác như ở nhà ḿnh.

Cùng ở trong căn pḥng rộng lớn với bà Quyền là bà Vũ Thị Kim Liên (80 tuổi, quê Nam Định). Bà Liên giới thiệu bà được vào nhà này ở từ ngày căn nhà vừa mới xây xong. Dù điều kiện của con cái cũng đủ sống nhưng v́ chật chội nên bà tự nguyện vào đây sinh sống.

"Thấy mắt tôi với chị Quyền đây bị cườm nên tự dưng Nhung bắt đi khám, đi mổ, tốn tiền bả vậy đó. Mới mổ 5 ngày trước đây mà giờ mắt tôi sáng hẳn lên, nh́n mọi thứ xung quanh, thấy cái ǵ cũng tươi đẹp, thấy đời ḿnh c̣n đáng sống lắm. Ḿnh già rồi, đôi lúc trái tính trái nết sống làm phiền con cháu cũng không hay. Nên thôi, cứ vào đây các chị em nương nhau mà sống, chăm sóc nhau những ngày tháng xế chiều", bà Liên nói.

Thời đầu mới vào ở, c̣n mạnh chân mạnh tay, bà Liên chăm sóc cho những bà cụ bị liệt, chính việc vừa ở vừa đóng góp chút sức khiến bà cảm thấy cuộc sống c̣n có việc để làm, c̣n có thêm nhiều ư nghĩa.

Không chỉ nuôi người già, bà Nhung cũng từng giúp nhiều đứa trẻ trong xóm được tới trường, sau này khi học hành thành tài, họ dắt con cái đến thăm gọi bà nội, bà ngoại khiến bà hạnh phúc.

Sắp tới, bà Nhung sẽ chuyển 2 cụ ở căn nhà rộng về ở cùng 2 cụ liệt, sau đó sửa sang lại nhà cửa, đón những người bán vé số về ở miễn phí. Khi PV hỏi bà định tiếp tục công việc nuôi người già này đến khi nào bà Nhung cười rồi nói: “Khi nào các cụ bà không c̣n nữa, th́ thôi...”.

Bài và ảnh: Vũ Phương. Báo Thanh Niên.

Share on Facebook Share on Twitter

Like Like x 3 View List

Online Đậu

  • Full Member
  • ***
  • Posts: 168
Re: Thăm cô Nhung ở Thủ Đức.
« Reply #1 on: April 16, 2022, 03:04:56 am »
Tôi đọc bài báo này cách đây cũng hơn một năm. Thú thật là khi đó, biết được câu chuyện này xong tôi tự hứa với ḷng ḿnh sẽ một lần t́m đến nơi này dể thăm cô Nhung cho biết, cho thỏa ḷng hâm mộ của ḿnh. Cứ nh́n cái cách của cô Nhung làm, làm v́ một lời hứa với Mẹ của Cô, thật đơn giản, nhẹ nhàng là tui đă thấy thích mê lên rồi, nhất là khi nh́n tấm h́nh chụp cô Nhung này:



làm tôi chợt nhớ đến Mẹ của ḿnh, bởi giữa hai người có một sự giống nhau đến kỳ lạ.

Nhưng hồi ấy muốn t́m đến nhà cô Nhung này cũng không phải là dễ, bởi họ chỉ ghi xă Long Trường, Thủ Đức, ngoài ra không thêm một chi tiết nào khác. Nhờ bạn bè t́m cũng không ai biết luôn. Rồi th́ mùa dịch đến, nửa năm trời trôi qua không bước chân ra ngoài được một bước, đến khi cơn dịch qua đi cũng chưa dám đi đâu, không phải sợ người khác lây bệnh cho ḿnh mà ngược lại, sợ mỉnh lây bệnh cho người khác thêm phiền. 

Sáng thứ năm vừa rồi, một ḿnh một ngựa t́m đến xă Long Trường, Thủ Đức. Thủ Đức hiện nay đă lên thành phố, sự phát triển kèm theo sự tấp nập và xô bồ không chỉ diễn ra ở khu trung tâm mà c̣n lan ra những vùng xă, ấp ngoại ô, nhà cửa, xe cộ chen chúc nhau. T́m được cái xă Long Trường đă là một việc khó, t́m được nhà cô Nhung lại c̣n khó hơn. Ghé vào một ngôi chợ của xă hỏi thăm, cũng chẳng ai biết nhà cô Nhung ở chỗ mô. Thành phố phát triển, kéo theo vô số người miền ngoài vào làm ăn sinh sống, ai cao lắm cũng chỉ mới đến đây ở chừng vài năm, người cố cựu, ngụ cư lâu năm chắc v́ đất lên giá nên vội bán đi, kiếm lấy một số vốn lận lưng đi chỗ khác xa hơn, vắng hơn để ở, quy luật nó luôn là vậy thôi.

Bí quá, chẳng lẽ đến rồi lại về, tôi đánh liều vào Ủy ban Xă hỏi thăm. Chắc chắn họ biết. Cô phụ trách Xă hội của xă khi nghe tôi hỏi thăm nhà cô Nhung đă trả lời, nhà cô Nhung không thuộc diện họ quản lư nên không thể cung cấp địa chỉ cho tôi được. Nghe xong thấy giời sập trước mặt luôn. Có lẽ do nh́n bộ mặt tiu nghĩu của tôi trông có vẽ tội nghiệp hay ḿnh lù khù có ông Cù độ mạng hay sao đó mà cô này rũ ḷng "thương hại", phán luôn một câu, Tuy không thể cung cấp thông tin về cô Nhung cho anh được, nhưng nếu anh t́m đến đường số 6, cách đây vài trăm mét hỏi thử, may ra có người biết mà chỉ cho....

Mừng c̣n hơn được vàng, chạy đến cuối đường số 6 xă Long Trường, hỏi một phát là ra ngay. Bởi vậy ta nói, ở hiền gặp lành, giời cao có mắt, hay không bằng hên, cả một đời lận đận t́nh diên v́ yêu ai yêu chỉ một ngừ nên bị Ê sắc Ế kinh niên nhưng ba cái chiện vác tù và cho hàng tổng, cầm đèn chạy trước ô-tô như thế này, phải nói số tui c̣n hên lắm luôn.

Nghỉ xả hơi chút, tối về lọc cọc gơ tiếp.

Mời xem lại cái clip cũ, theo cái link dưới đây:

https://plo.vn/cu-ba-76-tuoi-dua-nguoi-gia-ve-nha-minh-nuoi-duong-post624236.html

Like Like x 4 View List

Online Đậu

  • Full Member
  • ***
  • Posts: 168
Re: Thăm cô Nhung ở Thủ Đức.
« Reply #2 on: April 16, 2022, 08:51:08 am »
Nhà cô Nhung khá rộng răi, có một cánh cổng lớn. Kế bên là một con đường hẻm to, dẫn ra đằng sau, dùng để cho người ta thuê làm kho chứa hàng. Đón tôi vào nhà là một chị giúp việc tên Vân. Chị cho biết hôm nay cô Nhung đi làm răng và đưa hai cụ khác theo để khám bệnh. Chỉ có chồng cô Nhung ở nhà.

Sau khi tŕnh bày lư do ḿnh đến đây bằng những câu từ rất ư là "dịu dàng", dễ nghe th́ khuôn mặt nghi ngờ của ông mới giăn ra, nở nụ cười tươi để kể về vợ ḿnh, cô Nhung và những việc cô ấy làm. Và những phiền hà khó nói do nhiều "người khác" gây ra cho gia đ́nh ḿnh. Chỉ khi tôi cam đoan với ông rằng chúng tôi không đại diện cho một tổ chức hay đoàn thể nào, không quay phim chụp ảnh ồn ào, đơn giản chỉ là những người cảm phục trước hành động tử tế của cô Nhung, muốn đến để trực tiếp thăm viếng các cụ già mà cô Nhung nuôi bấy lâu nay, đồng thời chia xẻ cùng các cụ một chút quà cho các cụ vui th́ ông mới kêu chị Vân dẫn tôi ra nhà sau thăm viếng các cụ.

Khu vườn trong cái clip cũ hiện giờ cỏ đă xanh um. Chắc do mùa dịch, do mọi người đều già yếu nên không có người chăm bón, bỏ hoang luôn:



Trong căn pḥng ấy, hiện nay chỉ có mỗi ḿnh cụ Lê thị Cầm, 86 tuổi, nằm nghĩ. Hiện nay cụ Cầm đă yếu lắm rồi, tới giờ ăn chị Vân sẽ mang cơm đến đút, mọi chuyện vệ sinh đều do chị Vân chăm lo. Ngoài ra người bạn cũ của cô Nhung, bà Nguyễn thị Năm, 82 tuổi, hiện tại được cô Nhung gởi cho một người quen nuôi giùm trong lúc này, nhằm giảm việc cho chị Vân đỡ gánh lo mà chăm riêng cho cụ Cầm, khi nào khỏe cũng sẽ quay về đây, bởi họ là đôi bạn thân mà. Cụ Cầm tuy nằm một chỗ, đi lại khó khăn nhưng vẫn tỉnh táo, khi thấy tôi chụp h́nh cụ c̣n cười.



Chị Vân dẫn tôi ra tuốt phía sau. Đó là một căn pḥng lớn, kê 4 cái giường, là nơi o83 của các cụ Vũ Thị Kim Liên, quê ở Nam Định, 80 tuổi, cụ Lê Thị Quyền, 76 tuổi, quê Phú Yên, cụ Vũ Thị Xuân, 75 tuổi, cụ Trần thị Thu Hương, 75 tuổi. HÔm nay hai cụ Xuân và Thu Hương đi khám bệnh định kỳ khộng có ở nhà, đón tôi chỉ có hai cụ Liên và cụ Quyền. Mới chỉ hai năm sau bài báo mà hai cụ này nay đă khác xưa, già hơn, yếu hơn. Thế mới biết, khi tuổi già đổ âp đến, sự tàn phai theo thời gian y như một cơn băo kéo đến, khó mà chống đỡ được.







Bốn cụ này coi vậy mà c̣n khỏe mạnh, tự nấu ăn, tự phục vụ cho ḿnh được. Họ có một gian bếp khá rộng, có tủ lạnh để đựng thực phẩm. Thực phẩm hay thức ăn được cô Nhung mua về trữ sẵn hằng ngày, hàng tuần trong nhà bếp này.



Like Like x 2 View List

Online Đậu

  • Full Member
  • ***
  • Posts: 168
Re: Thăm cô Nhung ở Thủ Đức.
« Reply #3 on: April 16, 2022, 09:45:06 am »
Vậy là tôi và một người bạn ở đây đi đến quyết định sẽ tổ chức một chuyến viếng thăm và tặng quà cho các cụ đươc cô Lê Thị Kim Nhung nuôi dưỡng. Sau khi t́m hiểu chúng tôi quyết định sẽ mang tặng 100 kư gạo ngon, các loại thực phẩm thông dụng như đường, dầu ăn, mắm muối nước tương nước mắm..., c̣n có cà phê sữa gói, tả giấy, bột dinh dưỡng ngũ cốc..., cũng là một phần phụ với cô Nhung để cô dùng tiền vào những việc chăm lo sức khỏe, bảo hiểm y tế cho các cụ. Sẽ trao tặng cho mỗi cụ 500 ngàn (khoảng hơn $21), tính luôn phần chị Vân giúp việc là 7 người. Tổng kinh phí dự chi cho việc này vào khoảng $400.

Hẹn sáng thứ Tư tuần sau, ngày 20 tháng 4 năm 2022 sẽ đến thăm các cụ.

Xin cảm ơn v́ đă đọc.
Like Like x 4 View List

Online Đậu

  • Full Member
  • ***
  • Posts: 168
Re: Thăm cô Nhung ở Thủ Đức.
« Reply #4 on: April 19, 2022, 05:10:53 am »
Vậy là mọi việc chuẩn bị đă xong. Ngày mai, thứ tư, 4/20/2022, buổi sáng tôi sẽ cùng với một chị hàng xóm thân quen sẽ lên đường đi thăm cô Nhung và các cụ bà đang được cô Nhung cưu mang, nuôi dưỡng.

Thật ra th́ người đi chung với tôi hôm nay không phải là cô Vân, bạn của người bạn như lúc trước, bởi sau dịch, mọi hoạt động buôn bán đang dần trở lại nhịp sống cũ, cô Vân này trước đây vốn là một manager cho một nhà hàng, nay nhà hàng mới khai trương lại nên không có time để đi cùng. Kể cũng tiếc bởi anh em tôi trước đây phối hợp với nhau rất chi là ăn ư, hợp jeu.

Nhưng người đi chung với tôi ngày mai cũng là một người lanh lẹ, nhanh nhẹn không kém, chị ấy vốn là d́ của thằng con trai, người mà tôi hay gọi đùa là "cựu" chị dzợ. Do ăn ở hiền lành, luôn mang chân thật không mang chân giả nên số tui được nhiều người mến, kẹt chuyện ǵ há miệng ra nhờ một tiếng là có "quới nhân" giúp đỡ liền tay....

Dự định buổi sáng sớm sẽ ghé lên cái chơ của xă Long Trường, Thủ Đức để mua tất cả các loại thực phẩm như gạo, mắm muối, đường sữa, tả giấy... các loại rồi nhờ họ cùng ḿnh mang đến rồi họ về, ḿnh vào trao tặng và tṛ chuyện với các cụ. Có người bạn khi nghe kể đă hỏi sao không chất hết lên một chiếc "bốn bánh" để đi cho tiện, tôi gạt cái ư tưởng đó liền. Đời tui thú thiệt rất ư là không thích mấy cái tṛ rườm rà, đạo mạo ấy, bởi đă từng chứng kiến mấy nàng hot girl, người mẫu chân dài tới "lách", trang diểm phấn son ḷe loẹt, tiền hô  hậu ủng, trao một chút quà cho người già cũng cố tạo dáng, ẹo bên này lắc bên kia để chụp h́nh cho đẹp là tui muốn cầm cái thau rồi.... h́ h́.

Soạn sẵn 7 cái phong b́ ĺ x́ c̣n sót lại trong dịp Tết vừa rồi, mỗi cái chứa tờ tiền 500 ngàn ở trong. Nó vừa nho nhỏ, vừa xinh xinh, thấy vẫn vui mắt hơn mấy cái bao thư b́nh thường rất nhiều. Bởi đă có lần chứng kiến cảnh một cụ già tay cứ mân mê măi cái phong bao ĺ x́ màu đỏ mà không quan tâm đến bên trong nó đựng bao nhiêu, cứ y như bọn trẻ của tôi ngày xưa, tiền tiêu hết rồi vẫn giữ hoài những phong bao ĺ x́ ấy, như một kỷ niệm đẹp không bao giờ quên của những ngày xưa cũ....



Chúc một buổi sáng tốt lành đến tất cả các bạn của QHX.
Like Like x 3 View List

Online Đậu

  • Full Member
  • ***
  • Posts: 168
Re: Thăm cô Nhung ở Thủ Đức.
« Reply #5 on: April 20, 2022, 08:13:46 am »
Buổi sáng dậy sớm, ngồi nhâm nhi ly cà phê đá tự pha ở nhà chờ chị Lan đến để cùng nhau đi lên Thủ Đức thăm  cô Nhung và 6 bà cụ đang ở trên ấy. Hành trang khá gọn gàng, chỉ là một chiếc túi deo nho nhỏ, trong ấy có một cuốn sổ, một cây viết, một chiếc máy ảnh nho nhỏ, c̣n cẩn thận kèm theo tờ giấy ghi những thứ cần mua khi đến chợ xă Long Trường, Thủ Đức.

Sài G̣n đang bước vào mùa hè nắng nóng, buổi chiều đôi khi vẫn c̣n những cơn mưa trái mùa đủ để biến phố thành sông, lầy lội, ướt át. ĐOạn quốc lộ 1 từ cầu Sài G̣n hướng về ngă tư Thủ Đức giờ đă có hơn những 4 làn xe, vẫn đông nghịt xe cô chen chúc nhau mà chạy. Con đường từ ngă tư Thủ Đức đến xă Long Trường tôi đă đi một lần, khi về đă biết con đường tắt để đi cho gần nhưng khi đi lại vẫn không nhớ hướng rẻ vào, bởi lần này người "cầm tài" là chị Lan, bởi chị ấy nhất định không cho tôi chở, bắt tôi phải ngồi sau, v́ Mài chạy ẩu lắm, nhanh lắm, tau bị một lần rồi...

Cuối cùng th́ cũng đến chợ Long Trường. Một cái chợ xă không lớn, gởi xe vào đi vài bước đă giáp ṿng, ít người mua kẻ bán.



Được một cái là ở gần đường lớn vẫn có những hiệu buôn lớn, vốn là nơi buôn hàng sỉ lẻ, giá cả cũng tương đối, trong ấy lại bán đủ các món hàng thực phẩm thiết yếu như gạo, đường sữa cần thiết. Giá sĩ nên nhiều người ở xa vẫn đến đây mua hàng về bán lẻ lại kiếm lời, bởi tiền công chạy ra chợ mua có khi lại hơn là mua tại chỗ.





Sau một hồi chọn lựa, chúng tôi quyết đinh nhờ vợ chồng anh chủ hiệu buôn soạn một số thực phẩm thiết yếu như 100 kư gạo ngon, 2 b́nh dầu ăn Tường An lớn, 1 thùng phở gói, 2 thùng sữa đậu nành, 1 thùng sữa bịch Vinamilk ít dường, 1 thúng cháo gói, 2 bịch tả giấy dành cho người già, 2 bịch cà phê sữa đá Wake-up, kèm theo là nước tương, nước mắm, đường, muối, bột ngọt, bột nêm... Sau đó họ cho một chiếc xe ba gác gắn máy, cùng chúng tôi đến nhà cô Nhung.







Like Like x 1 View List

Online Đậu

  • Full Member
  • ***
  • Posts: 168
Re: Thăm cô Nhung ở Thủ Đức.
« Reply #6 on: April 20, 2022, 08:56:00 am »
Nhà cô Nhung nằm trên một khu đất khá rộng, được chi ra làm hai, bên phải là một căn biệt thự ba tầng rộng lớn, phía bên phải là một con đường rộng chạy tuốt ra phía sau, ở đó có một căn nhà xưởng rộng dùng để cho thuê, trong đó có một căn pḥng trệt rộng răi dùng làm nơi nuôi dưỡng 4 cụ c̣n khỏe mạnh, riêng hai cụ già yếu th́ được nuôi riêng trong một căn nhà khác ở phía sau nhà của cô.

Đây là lần đầu tiên tôi được nh́n thấy cô. Đó là một người phụ nữ phúc hậu, hiền lành nhưng không kém phần sang trọng, quư phái. So với hai năm trước giờ cô đă già hơn rất nhiều.



Khi nghe tôi kể cô có khuôn mặt rất giống với Mẹ con, cô hỏi Mẹ tôi c̣n hay mất, rồi th́ trước đây bà cụ làm nghề ǵ. Khi biết bà là một nữ Hộ sinh Quốc gia ngày xưa, khi về già vẫn hay lặn lội đi đở đẻ cho bà con trong quê, nơi người ta thường gọi là bà Mụ, cô bảo người làm những nghề ấy luôn được kính trọng v́ hết ḷng với công việc của ḿnh.

Trong căn pḥng nhỏ ấy, chúng tôi cùng ngồi tṛ chuyện với cô Nhung và ba bà cụ hiện đang sống ở đó. Hôm nay ngoài bà Quyền, bà Liên th́ c̣n  có thêm bà Vũ thị Xuân, 75 tuổi. Riêng bà Trần thị Thu Hương, 75 tuổi, th́ đang đi thăm con chưa về. Theo cô Nhung, giỏi lắm th́ bà Hương v́ nhớ con nhớ cháu nên xin về thăm thế thôi chứ những người con của bà chắc ǵ đă chịu nuôii bả, không cho đi th́ không được chứ đi rồi cũng về, về rồi khóc một ḿnh hoài, làm cô phải xuống dỗ dành măi mới nguôi...




]

Nhân dịp này tôi xin phép được ĺ x́ mừng tuổi cho các cụ tại đây mỗi người 500 ngàn. Vẫn biết ở đây tuy không thiếu thốn ǵ nhưng tôi tin các cụ vẫn thích có một chút ít sự riêng tư, có thể dùng tiền ấy để mua thêm những món theo ư thích riêng của ḿnh. Khi nghe tôi nói mừng tuổi các cụ, cô Nhung bật cười hỏi lại, Đâu phải Tết đâu mà mừng tuổi, tôi nhanh trí trả lời, Sống được đến tuổi này là phải mừng rồi, chứ như tụi con đây chắc ǵ đă thọ đến chừng này. (Không dám giỡn, Biết đâu mai một con thất t́nh mà bắt chước con dế buồn tự tử giữa đêm sương, lăn đùng ra ngủm cù đéo sớm th́ sao?... h́ h́.).





Ghé lên khu nhà trên thăm bà Lê Thị Cầm, 86 tuổi. Cụ Cầm tuy không đi lại được, giọng nói yếu ớt nhưng vẫn minh mẫn. Mọi việc lo lắng cho cụ hiện nay đều giao cho chị Vân, người giúp việc trong nhà cô Nhung phụ trách. Ở đây c̣n có một cụ là bà Nguyễn Thị Năm, 80 tuổi, bạn của cô Nhung, do quá yếu nên cô Nhung gởi cho một gia đ́nh khác chăm sóc riêng, khi nao khỏe lại th́ cô Nhung sẽ mang về đây lại.


Like Like x 2 View List

Online Đậu

  • Full Member
  • ***
  • Posts: 168
Re: Thăm cô Nhung ở Thủ Đức.
« Reply #7 on: April 20, 2022, 09:37:24 am »
Tạm biệt các cụ, chúng tôi được cô Nhung mời lên nhà trên uống nước và tṛ chuyện. Đó là một căn nhà lớn, phía trước là một khoảng sân rộng, trồng nhiều cây, rợp bóng mát.







Nói không phải khoe chứ dường như tôi cảm nhận cô Nhung đặc biệt thích tôi, hỏi han đủ chuyện. Và kể cho nghe đủ chuyện về cô, về gia đ́nh cô. Ông bà cô ngày trước cũng xuất thân là phú hào khá giả, ba cô là công chức ngày xưa, cô về mănh đất này từ những năm 1996, khi ấy chung quanh chỉ là đồng ruộng, thưa người. Cô có 8 anh chị em, tất cả đều ở nước ngoài, mất đi 4 người c̣n 4 người, duy chỉ có co là c̣n ở lại VN. Khi được hỏi cô tính chăm sóc cho các cụ này đến khi nào, cô bảo khi nào ḿnh chết th́ thôi. Rồi c̣n ưu ái bảo nếu tôi có quen biết ai già yếu không nơi nương tựa th́ giới thiệu vào đây, ai chứ con th́ cô sẵn ḷng. Thời gian qua dịch bệnh tràn lan nên cô không mở mang thêm được, thêm nữa cũng có nhiều người đến xin vào ở nhưng không phải ai cô cũng nhận. Định bụng mở miệng xin cho ḿnh, con tuy c̣n trẻ khỏe vậy chứ dạo này đầu óc mụ mẫm hết rồi, lại hay ngủ mớ, Nghe quanh đây, đâu cũng là em, Và từng hồi ngoài hiên lá rụng, buồn thimmmm....(Giọt lệ sầu, Lam Phương)...  nhưng cô bảo chỉ nhận cụ bà, không nhận cụ ông nên nín luôn. 

Nghe cô bảo lúc ra về, "Như con biết, Cũng là một cách Trả nợ đời, Trả nợ người, biết khi nào mà hết được..." mà bỗng ngậm ngùi. Nợ tiền nợ bạc người ta c̣n có ngày trả hết được, nợ t́nh nợ cảm, kiếp nào mới trả xong. Thôi đành hẹn lại kiếp sau vậy...

Nhân dịp này xin được cảm ơn bạn hiền ở đây đă cho tôi cơ hội cùng tôi đến thăm Cô Lê Thị Kim Nhung và những cụ bà đang được cô Nhung nuôi dưỡng tại nhà ḿnh. Sau dịp này cũng chưa biết khi nào chúng ta c̣n có cơ hội để thức hiện tiếp những chương tŕnh khác, bởi tuy rằng tôi vẫn một ḿnh âm thầm làm những việc khác nhưng để t́m lại những giây phút êm đềm như lúc trước chắc là sẽ khó khăn hơn lắm rồi.

Cảm ơn đă theo dơi câu chuyện. Thân chúc các bạn vui, khỏe, hạnh phúc.
Like Like x 2 View List