+-

Recent Topics

Ḍng Video YouTube "Bài Thơ" - Nghe Nhạc Bằng Thơ by NTS
Today at 01:11:54 am

Tam ca 3 thế hệ by MHTL
March 27, 2025, 10:23:35 pm

Tự sự... by bất tăng
March 27, 2025, 09:10:53 pm

Tâm Sự Tuổi Xế Chiều by MHTL
March 27, 2025, 04:48:02 pm

2 điều không căi để sống an nhiên by MHTL
March 27, 2025, 04:32:24 pm

Đi 1 ngày đàng ... by tuyetvan
March 27, 2025, 03:59:40 pm

Tu tướng không bằng tu tâm by MHTL
March 26, 2025, 09:16:33 pm

Thần học căn bản by tuyetvan
March 26, 2025, 06:35:41 pm

Sứ giả đưa tin by MHTL
March 26, 2025, 04:35:33 am

Nghe Nhạc Bằng Thơ - Video Đọc Thơ - Thơ Hay Mỗi Ngày by NTS
March 26, 2025, 03:49:07 am

Ai là Minh sư? by MHTL
March 25, 2025, 05:18:27 am

Nghe Nhạc Bằng Thơ - Khi Thơ Cất Lên Thành Giai Điệu by NTS
March 25, 2025, 01:26:28 am

4 Ván Cờ Tướng Nổi Tiếng by MHTL
March 25, 2025, 12:52:46 am

Jesus Đạo là ǵ? by MHTL
March 24, 2025, 10:09:08 pm

Gái Huế giỏi quá by MHTL
March 24, 2025, 04:44:37 pm

Tuổi già: nên và không nên by MHTL
March 24, 2025, 04:37:29 pm

Bạn Ở Tuổi 65-80 Mà Vẫn ....... by MHTL
March 24, 2025, 06:05:33 am

Yêu th́ ...... ghét th́ ........ by MHTL
March 23, 2025, 09:24:31 pm

Đau đầu gối by MHTL
March 23, 2025, 07:56:25 pm

ĐƯỜNG M̉N HÀNH HƯƠNG !!! by dang dat
March 22, 2025, 09:52:15 pm

Đường ai nấy đi by MHTL
March 22, 2025, 06:53:29 pm

Thiên Chúa Là T́nh Yêu! by River Rose
March 22, 2025, 10:11:10 am

Sống an vui by MHTL
March 22, 2025, 02:17:49 am

100 câu nói của TVM by MHTL
March 21, 2025, 10:37:54 pm

Mozart - Piano Concerto No.21, K.467 / Yeol Eum Son by MHTL
March 20, 2025, 07:21:36 pm

Cháu ngoại by tuyetvan
March 20, 2025, 11:33:40 am

Giới Định Tuệ by MHTL
March 19, 2025, 06:09:10 pm

Trí tuệ Hiền triết by MHTL
March 19, 2025, 05:59:43 pm

NHÂN QUẢ HỒI ỨNG by MHTL
March 18, 2025, 04:27:34 pm

Liều mạng hay tuỳ duyên by MHTL
March 18, 2025, 04:02:44 pm

Author Topic: Vài Chú Giải Về Thiền Đốn Ngộ - T́m hiểu và học về phái Thiền Tông  (Read 911 times)

0 Members and 0 Guests are viewing this topic.

Offline Huệ Từ

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 941
VÀI CHÚ GIẢI VỀ THIỀN ĐỐN NGỘ
Tác Giả: Nguyên Giác Phan Tấn Hải

Chương 1:  THÓI NHÀ TÀO ĐỘNG

Bài này, trước là nói tổng quát về Thiền, sau là nói về tông phong của ḍng Thiền Tào Động (HT:Soto Zen.) Nếu có lời nào trong này chưa khế hiệp xin trọn sám hối trước ba đời chư Phật. Nếu có chút ǵ công đức xin hồi hướng đến song đường và vô lượng chúng sinh được siêu sinh Tịnh độ.

 

I. Tổng Quát Về Thiền

Người học nhân, trong những năm này ở hải ngoại, cũng như ở miền Nam các năm sáu mươi và bảy mươi, muốn tu Thiền như đứng trước ngă rẽ có trăm đường vạn nẻo trước mặt. Trong khi đó, các ḍng Thiền ở Việt Nam lại rất hiếm hoi, Chân Sư lại khó t́m. Thảng khi gặp vài vị Tăng th́ lại được khuyên niệm Phật để văng sanh hoặc tŕ chú để giải trừ tai nạn. Nếu t́m đến sách vở th́ bắt gặp những pháp môn Yoga của Ấn Độ, các pháp Thiền Chuyển Pháp Luân của các phái Tu Tiên Trung Hoa, hoặc sự phát triển của các phái Xuất Hồn sau này. Vấn đề giản trạch thật sự là không đơn giản.

Như vậy câu hỏi đầu tiên nên là, làm sao phân biệt Chánh Thiền và Tà Thiền. Chánh là chân chính, ngay thẳng, đúng đắn, trực tiếp. Tà là nghiêng lệch, tà tà, cong cong hoặc ṿng ṿng gián tiếp. Câu trả lời nên là, tất cả các pháp Thiền nào chỉ rơ Tâm thể vốn Không, ngộ nhập bản Tánh, một đời thành Phật đều là Chánh Thiền. C̣n tất cả các pháp môn khác đều là Tà Thiền, hoặc chỉ là pháp phương tiện.

Trong kinh Phật có nói, v́ vô lượng chúng sanh tâm nên phải dùng vô lượng pháp môn độ. Phật c̣n nhấn mạnh, tất cả pháp đều là Phật Pháp, kể cả pháp của ma. V́ Phật khởi tâm đại bi dùng quá nhiều phương tiện nên hôm nay kẻ học nhân không thể không mịt mờ. Giả sử, nếu có pháp nào gọi là pháp của ma, kẻ học nhân có nên tập không? Ngay cả đó là phương tiện của Phật dùng pháp ma độ tâm ma, đó cũng là nơi mà kẻ học nhân nên xa lánh. Nếu không phải là người Đại Ngộ đang thơng tay vào chợ, biến Địa Ngục thành Thiên Đường, bơi giữa biển phiền năo mà như đang ngồi ở cơi Thường Tịch Quang của Niết Bàn th́ không thể nào giở tṛ phương tiện mặc áo ma, cầm gậy ma mà múa vơ Phật được. Nếu không từng Triệt Ngộ sao dám nói Ma Phật không khác, Phiền năo Niết Bàn chẳng hai. Sơ xẩy một chút là Địa Ngục hiện tiền th́ dám nào mà tà tà, cong cong.

Câu hỏi thứ ba thường gặp là, nếu qui chiếu theo kinh Phật, Phật dạy quá nhiều pháp môn Thiền th́ biết pháp môn nào ưu thắng nhất cho ḿnh mà tu? Thí dụ, Phật dạy Minh Sát Thiền trong các kinh Tiểu Thừa, Tổ Long Thọ dạy pháp Thiền Tam Quán (Không Quán, Giả Quán, Trung Quán), Tổ Mă Minh dạy pháp Chơn Như Quán trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, kinh Viên Giác và Lăng Nghiêm giảng về vài mươi pháp môn Thiền Định khác, ḍng Thiên Thai dạy pháp Chỉ Quán, ḍng Duy Thức Tông dạy Ngũ Trùng Duy Thức Quán, ḍng Hoa Nghiêm dạy mười quán môn, vân vân... Nếu kẻ học nhân tu cả vô lượng kiếp cũng chưa hết được vô lượng pháp môn như vậy. Mà có nỗ lực cùng tận đă chắc ǵ đời này tu xong được một pháp môn.

Trong khi đó bên Tổ Sư Thiền lại nói rằng xong một pháp là xong vạn pháp. Như vậy, câu hỏi sẽ là, một pháp nào đó là pháp ǵ? Câu trả lời cho đúng cơ phong chỗ này là, nếu nói đó là pháp ǵ th́ đều không đúng. Thế là lại mịt mịt mờ mờ thêm. Có thể mượn lời người xưa chú giải chỗ này là "Tay hoa một phen chuyển, bốn chúng thảy mịt mờ". Tay hoa là nhắc tích niêm hoa vi tiếu lúc Phật truyền pháp Tổ Sư Thiền cho Ngài Ca Diếp.


Người viết bài này may mắn được hầu hạ Thiền Sư Trạm Nhiên Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng ở Thủ Dầu Một, B́nh Dương, Việt Nam). Ngài có một lời giản trạch chỗ này: "Muốn ĺa sinh diệt mà lấy pháp sinh diệt để tu là chuyện trăm kiếp ngh́n đời khó thành được. Sao bằng lấy pháp vô sinh diệt mà tu th́ ngay hiện đời này lo ǵ vô lượng pháp môn không thành tựu." Cách truyền dạy của Thầy rất là ít lời, ngôn ngữ rất mực cơ phong, ẩn mật và vi diệu. Lời của người viết bài này c̣n sơ thiển nhưng cũng là liều chú giải câu trên nơi đây là, pháp Sinh diệt là pháp có niệm sinh, có niệm diệt, pháp vô sinh diệt là pháp không có niệm sinh, không có niệm diệt. Đă lấy cái nhân có sinh có diệt mà tu th́ tất phải có quả sinh diệt. Vậy, tu bằng nhân vô sinh diệt tất có quả vô sinh diệt. Vấn đề tới đây sẽ là, đâu là pháp môn không hề có niệm sinh và cũng không hề có niệm diệt? Câu trả lời tất nhiên là, pháp môn Tổ Sư Thiền.

Chúng sinh phần nhiều tập Thiền là mong cầu thần thông. Họ tin vào các pháp môn ngồi một, hai tháng thấy hào quang trước mắt hoặc xuất hồn dạo chơi đâu đó và sinh tâm nghi rằng pháp của Phật với Tổ dạy ngồi hoài mà không thấy thần thông. Đây là sự lầm lạc rất lớn. Tất cả các hiện tướng của Tâm do các pháp môn ngoại đạo một, hai tháng mà thành đều không phải là thần thông hay cảm ứng ǵ hết. Trong phép Tổ Sư Thiền th́ Tâm không c̣n chỗ bấu víu th́ lấy đâu chỗ cho các hiện tướng khởi. Thần thông của Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền không phải là chỗ các pháp ngoại có thể vói tới được. Ngay khi Đại Ngộ, thấy suốt Tự Tánh, đắc Tứ Vô Ngại Biện Tài, không phải thần thông là ǵ.

Tứ Vô Ngại Biện Tài là (1) Từ Vô Ngại Biện (Biện luận không chướng ngại, không lầm lẫn trong các lời của Phật, cũng là lời của ḿnh); (2) Nghĩa Vô Ngại Biện (Biện luận không chướng ngại, không lầm lẫn các nghĩa từ Tâm Phật); (3) Pháp Vô Ngại Biện (thấu suốt không chướng ngại tất cả các pháp môn của Phật, đưa cả một rừng giáo lư về nằm rơ ràng như trên ḷng bàn tay); (4) Nhạo Thuyết Vô Ngại Biện (Xướng minh thuyết giảng Phật pháp không chỗ chướng ngại).

Nếu Tâm chưa thông th́ làm sao có đủ Trí Huệ thấu suốt chỗ này. Và các thần thông khác sẽ từ từ do Định mà tới. Pháp thân đă hiện bày th́ lo ǵ thiếu một pháp. Tới khi không c̣n một hiện tướng nào của phiền năo lẫn Niết Bàn th́ cái ǵ mà chẳng là thần thông, cái ǵ mà chẳng phải là thần, có ǵ chướng ngại đâu mà gọi tới cả thông, bấy giờ th́ xách nước, chẻ củi vẫn là thần thông vậy.

Có chúng sinh khởi tâm ngờ vực, pháp môn Tổ Sư Thiền hay là Đốn Ngộ Thiền, tại sao không thấy kinh Phật nói. Thật sự th́ trong các bộ kinh lớn, Phật đều có nói tới pháp môn đốn ngộ, nhưng lời rất ẩn mật, vi diệu nên người chưa thấu triệt Tâm tông không nắm được, như các kinh Lăng Già, Viên Giác, Lăng Nghiêm, Đại Bảo Tích... Nếu không chịu ngồi xuống, phá sạch không c̣n một niệm nghi, th́ thật là mang tội hủy báng Phật pháp vậy. Phải thấu triệt rồi mới thấy lời nào của Phật cũng nhắm vào chỗ trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật vậy. Cho nên Tổ Bồ Đề Đạt Ma trong quyển Thiếu Thất Lục Môn mới chọn Bát Nhă Tâm Kinh làm một trong sáu cửa để giác ngộ; Bát Nhă không phải là kinh Phật th́ là ǵ.

Share on Bluesky Share on Facebook

Like Like x 1 View List

Offline Huệ Từ

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 941
Vậy th́ nguyên tắc của Đốn Ngộ Thiền là ǵ?

Tổ Huệ Hải, trong Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận, có nói chỗ này. Cũng tựa như người ăn cắp, người học nhân mặc dù chưa đủ giới đức công hạnh của một vị Phật nhưng trong một phút giây của nhất niệm tương ưng hốt nhiên ăn cắp được Trí Huệ Phật. Trong giây phút ăn cắp được Trí Huệ Phật đó, c̣n gọi là Đốn Ngộ, mới biết đâu là Tâm Phật đâu là Tâm Chúng Sanh, đâu là Chánh Niệm, đâu là Tà Niệm, đâu là dụng tâm đúng, đâu là dụng tâm sai. Từ giây phút đó mới gọi là biết tu. Trước khi Ngộ, chưa biết đâu là Chánh Niệm nên chưa gọi là tu được; dù có ngồi thiền trừ vọng 10 năm hay tụng trăm bộ kinh vẫn là ṃ mẫm giữa rừng thôi.

Và cũng v́ Ngộ được so sánh với h́nh ảnh kẻ cắp, nên Ngộ cũng có thứ bậc sâu cạn khác nhau. Sau giai đoạn của Ngộ là giai đoạn bảo nhậm. Trong cuốn Vô Môn Quan, Tổ Vô Môn có phê b́nh chỗ Triệu Châu hốt nhiên đốn ngộ sau khi nghe một bài pháp ngắn và đơn giản của Nam Tuyền. Phê b́nh rằng, Lăo Triệu Châu mà ngộ sau khi nghe bài pháp đó th́ cũng phải tốn 30 năm nữa mới gọi là bắt đầu được (chữ là:...thủy đắc). Giai đoạn ba mươi năm sau khi giác ngộ đó, nhà chùa gọi là bảo nhậm. Thật sự th́ không cần ǵ lâu đến như vậy.

Làm thế nào tin được rằng ḿnh có khả năng đốn ngộ như vậy. Rủi tu cả đời mà không Ngộ th́ sao, thà là cứ Niệm Phật Văng Sanh vậy?

Không có cái nào chắc ăn hơn cái nào hết. Chưa Ngộ, th́ chưa thấy được Tự Tánh: chưa thấy Tự Tánh, th́ chưa biết đâu là Chánh Niệm; chưa đắc Chánh Niệm th́ có niệm Phật cả đời cũng không gọi là nhất tâm bất loạn được. Nói tắt, chưa thấy Tánh th́ tất cả các niệm đều là Tà Niệm, kể cả Niệm Phật cũng là Tà Niệm.

Nếu chúng ta đọc lại Thiền Lâm Bảo Huấn, có rất nhiều vị khi bắt đầu tập Thiền tự giới hạn qui định thời gian phải Ngộ là ba năm. Phần nhiều các vị đă giữ đúng hoặc sớm hơn thời gian ba năm này (bởi vậy mới được ghi vào sách mà bảo huấn). Tổ Cao Phong Diệu lại nói, nếu trong ṿng bảy ngày ngồi, cứ miên mật ghi tâm như viên gạch gieo xuống đầm sâu th́ nhất định Ngộ; nếu không Ngộ, Ngài sẽ chịu xuống địa ngục v́ tội nói dối. Vả lại phải tin rằng Pháp Phật không thể để trong đời ḿnh mà tuyệt diệt được, luôn luôn phải có người truyền thừa. Nếu tinh tấn như ḿnh mà không nối được ngọn đèn Chánh Pháp th́ tội nặng biết bao nhiêu.

Trước khi tu Thiền phải sám hối và phát đại nguyện. Sám hối tội của ḿnh và của chúng sanh từ vô lượng kiếp, nghiệp chướng có nhẹ đi tâm mới được khinh an. Sám hối có thể theo cách riêng của vị Thầy hướng dẫn, hoặc theo các bộ Sám pháp. Nếu có học nhân ngay sau khi ngồi xuống quán được tâm vô niệm, nh́n chăm chăm vào gốc rễ Tánh của Tội vốn không th́ đây gọi là Sám Hối Vô Tướng. Phát đại nguyện là để vạch hướng chỉ đường đi, là để hạ đại quyết tâm v́ chúng sanh đọa lạc trong ba cơi mà phải giác ngộ ngay hiện tiền. Không mang được Tâm lớn này th́ biết tới bao giờ xong. Người viết có thể đề nghị vài câu đại nguyện như: "V́ để giải thoát tất cả chúng sinh đọa lạc trong ba cơi, xin cho con đổi lấy phước đức trăm kiếp ngh́n đời lấy một phút giây giác ngộ." Hoặc như câu: "V́ ḷng đại bi muốn cứu độ chúng sanh, hôm nay tôi ngồi thiền. Nếu pháp môn này không thành tựu, vô minh này chưa phá vỡ. Giác ngộ này chưa hiện tiền th́ tôi có tội đối với tất cả chúng sinh và với Chư Phật Ba Đời." Học nhân nên t́m những câu đại nguyện càng riêng tư càng tốt, càng thiết thân càng nên. Tâm nguyện không lớn mà đ̣i làm Phật là chuyện vô lư.
Like Like x 1 View List

Offline MHTL

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 4131
Ông Nguyên Giác giải thích về thiền theo Kinh điển rất chi tiết, nhưng ngữ thiền nhiều quá làm người đọc muốn tu thiền cảm thấy rối và ngán đó  :happy:

Tu ngay trong hiện tại, tuệ quán chính là đây, cốt lơi thiền là vài chữ này chăng?
Đừng hỏi tại sao nhưng lại cứ muốn hỏi tại sao.
Like Like x 1 View List

Offline Huệ Từ

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 941
Ông Nguyên Giác giải thích về thiền theo Kinh điển rất chi tiết, nhưng ngữ thiền nhiều quá làm người đọc muốn tu thiền cảm thấy rối và ngán đó  :happy:

Tu ngay trong hiện tại, tuệ quán chính là đây, cốt lơi thiền là vài chữ này chăng?

"Giải thích về Thiền tông rất chi tiết"   đó chính là điều HT thích, v́ ít khi có ai chịu giải thích chi tiết khi nói về thiền.   Có thiền ngữ nào bạn TL thấy khó và chưa biết?  Bạn có thể mang ra đây để cùng t́m hiểu.   Hoặc giả nếu bạn thấy chữ nào khó đối với người đọc, bạn có thể giải thích dùm ... nếu biết.

Tui nhận thấy PG cũng giống như TCG  , cần phải có ḷng tin,  "không thấy mà tin."    V́ nếu không có ḷng tin, hoặc là c̣n hồ nghi con đường .. có đi tới bến?

Th́ người đó sẽ không đi hoặc không dốc ḷng tu, và do đó, không đi tới nơi.  Thay v́ bỏ vào 90 thành công lực để cố gắng, họ chỉ bỏ 30 hoặc 50, rồi thấy khó th́ bỏ cuộc, và hồ nghi.  "Không biết sách vở nói có thật không?"   Đó là lư do họ không đi đến nơi chốn.
Like Like x 1 View List

Offline MHTL

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 4131
Bạn Huệ Từ,

Nói về thiền th́ 20 năm trước TL nghĩ khác hành khác, nay th́ chỉ thích quay về gốc mà hành, không t́m hiểu cành ngọn hoa lá cành làm cho cho mệt cái đầu.

TL vẫn nghe thiền sư Viên Minh, cốt lơi đă nắm nhưng vẫn thích nghe giọng thuyết pháp của thầy.

Thiền là sống tỉnh thức trong giây phút hiện tại, chấp nhận thực tại của ḿnh và vui sống với nó.

Kinh sách đọc cho biết để thoả măn kiến thức mà thôi, nhiều khi không khéo lại lạc lối trong rừng thiền ..... ngữ  :happy:

 :cungly:
Đừng hỏi tại sao nhưng lại cứ muốn hỏi tại sao.
Like Like x 1 View List

Offline Huệ Từ

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 941
Bạn Huệ Từ,

Nói về thiền th́ 20 năm trước TL nghĩ khác hành khác, nay th́ chỉ thích quay về gốc mà hành, không t́m hiểu cành ngọn hoa lá cành làm cho cho mệt cái đầu.

TL vẫn nghe thiền sư Viên Minh, cốt lơi đă nắm nhưng vẫn thích nghe giọng thuyết pháp của thầy.

Thiền là sống tỉnh thức trong giây phút hiện tại, chấp nhận thực tại của ḿnh và vui sống với nó.

Kinh sách đọc cho biết để thoả măn kiến thức mà thôi, nhiều khi không khéo lại lạc lối trong rừng thiền ..... ngữ  :happy:

 :cungly:

Mỗi người có một sở thích riêng, về tôn giáo và đạo cũng thế, không ai giống ai. Ngài TC khi xưa cũng phải tuỳ người, tuỳ tŕnh độ, và tuỳ thời mà đưa ra pháp của ḿnh giảng nhiều cách khác nhau , tuỳ duyên chăng?  :happy:

Giả sử như bây giờ Phật TC mà lúc đó chưa chứng đạo được hay không hề giác ngộ th́ có gọi là Phật được ?   Hay có đạo Phật ngày nay chăng? ???  Cho nên cái đích của PGNT hay  PG phát triển vẫn là Ngộ, dù phương pháp hơi khác, (Tiệm ngộ và đốn ngộ.)   Thầy Viên Minh sau cùng rồi cũng nói là ḿnh đă đạt cái đích là giác ngộ phải không?  Hihi.   

Nói về ngữ th́ đạo nào cũng có ngữ riêng của đạo đó. TCG có ngữ riêng như Tông Đồ, Sứ Đồ, Ba Ngôi, và rất nhiều ngữ riêng trong các sách KT. PGNT cũng có thiền ngữ riêng, như Thiền Minh Sát, Thiền Quán, Định Huệ, Tuệ, Vipassana, quả nhập lưu (Thuỷ Đắc ..)    Cho nên Thiền Tông cũng có thiền ngữ th́ không có ǵ là khác biệt.  Thật ra những chữ dùng của ông Giác Nguyên rất đơn giản, nếu ai đă đọc những quyển sách như Đàn Kinh, Vô Môn Quan Mumonkan, Bích Nham Lục Blue Cliff Record, th́ sẽ thấy quyển sách chú giải thiền của ông Giác Nguyên dùng chữ thường thôi. Người ta hiểu lầm về những khái niệm về thiền và Ngộ nhiều, nên đă có nhiều thành kiến.

Thế theo bạn, khái niệm của PGNT là ǵ ?  Có dùng thiền không?  :cf: :cf:


Offline MHTL

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 4131
Mỗi người có một sở thích riêng, về tôn giáo và đạo cũng thế, không ai giống ai. Ngài TC khi xưa cũng phải tuỳ người, tuỳ tŕnh độ, và tuỳ thời mà đưa ra pháp của ḿnh giảng nhiều cách khác nhau , tuỳ duyên chăng?  :happy:

Giả sử như bây giờ Phật TC mà lúc đó chưa chứng đạo được hay không hề giác ngộ th́ có gọi là Phật được ?   Hay có đạo Phật ngày nay chăng? ???  Cho nên cái đích của PGNT hay  PG phát triển vẫn là Ngộ, dù phương pháp hơi khác, (Tiệm ngộ và đốn ngộ.)   Thầy Viên Minh sau cùng rồi cũng nói là ḿnh đă đạt cái đích là giác ngộ phải không?  Hihi.   

Nói về ngữ th́ đạo nào cũng có ngữ riêng của đạo đó. TCG có ngữ riêng như Tông Đồ, Sứ Đồ, Ba Ngôi, và rất nhiều ngữ riêng trong các sách KT. PGNT cũng có thiền ngữ riêng, như Thiền Minh Sát, Thiền Quán, Định Huệ, Tuệ, Vipassana, quả nhập lưu (Thuỷ Đắc ..)    Cho nên Thiền Tông cũng có thiền ngữ th́ không có ǵ là khác biệt.  Thật ra những chữ dùng của ông Giác Nguyên rất đơn giản, nếu ai đă đọc những quyển sách như Đàn Kinh, Vô Môn Quan Mumonkan, Bích Nham Lục Blue Cliff Record, th́ sẽ thấy quyển sách chú giải thiền của ông Giác Nguyên dùng chữ thường thôi. Người ta hiểu lầm về những khái niệm về thiền và Ngộ nhiều, nên đă có nhiều thành kiến.

Thế theo bạn, khái niệm của PGNT là ǵ ?  Có dùng thiền không?  :cf: :cf:

Theo thầy Viên Minh th́ thiền của Phật Thích ca là thiền tuệ nhưng PGNT ngày nay đa số là thực tập thiền định, thiền này trước khi đắc đạo th́ Phật Thích ca đă thực tập qua rồi, của Bà La Môn giáo và Phật thấy không đi tới đích v́ đă bị cái ngă chi phối và làm chủ.

Thầy Viên Minh dùng thiền này, TL đồng ư theo cách tu của thầy Viên Minh  :happy:


http://quehuongxua.com/tim-hi7875u-ton-giao/thi7872n-chinh-la-th7844y-ra-minh/msg39153/?topicseen#new

 :cungly:
Đừng hỏi tại sao nhưng lại cứ muốn hỏi tại sao.

Offline MHTL

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 4131

Thế theo bạn, khái niệm của PGNT là ǵ ?  Có dùng thiền không?  :cf: :cf:


Hỏi: tại sao không học thiền sống từ các thiền sư đang sống hành thiền vậy? (phải để ư cho kỹ các thiền sư đang hành loại thiền ǵ)

Bạn Huệ Từ có thể cho biết là bạn đă học hỏi được ǵ và áp dụng ra sao, sau khi đọc các sách về thiền của các học giả PG?

 :cungly:
Đừng hỏi tại sao nhưng lại cứ muốn hỏi tại sao.

Offline anattā

  • Newbie
  • *
  • Posts: 14
Theo thầy Viên Minh th́ thiền của Phật Thích ca là thiền tuệ nhưng PGNT ngày nay đa số là thực tập thiền định, thiền này trước khi đắc đạo th́ Phật Thích ca đă thực tập qua rồi, của Bà La Môn giáo và Phật thấy không đi tới đích v́ đă bị cái ngă chi phối và làm chủ.

Thầy Viên Minh dùng thiền này, TL đồng ư theo cách tu của thầy Viên Minh  :happy:


http://quehuongxua.com/tim-hi7875u-ton-giao/thi7872n-chinh-la-th7844y-ra-minh/msg39153/?topicseen#new

 :cungly:


Có lẽ thầy Viên Minh chỉ nêu lên điểm cốt lơi của PGNT là để giác ngộ th́ phải hành tuệ-quán. Chắc MHTL chưa nghe thầy giảng (hoặc thầy chưa nói) về những điều kiện thiết yếu về Định để trợ giúp thiền tuệ, v́ nếu không có định th́ tuệ chẳng thể nào rọi thấu thực tánh vô thường, khổ, vô ngă của vạn pháp.

Con đường hành tŕ cần có của PGNT để giải thoát luân hồi sinh tử là Bát Chánh đạo, mà Chánh Định là một trong chi phần của Bát Chánh đạo. Chánh định là Tứ Thiền thuộc sắc giới. Cái đêm sau cùng mà thái tử Tất Đạt Đa ngồi thiền dưới gốc Bồ đề và đắc ngộ Phật Chánh Đẳng Giác, th́ ngài thiền nhập định trước, sau đó xuất định rồi dùng tuệ mà chiếu soi thực tánh của các pháp, và ngài chứng ngộ quả vị tối thượng là Phật Chánh Đẳng Giác.
...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi... mà đừng bao giờ hỏi nó có làm tan được bóng tối hay không. R Tagore

Offline anattā

  • Newbie
  • *
  • Posts: 14

Có lẽ thầy Viên Minh chỉ nêu lên điểm cốt lơi của PGNT là để giác ngộ th́ phải hành tuệ-quán. Chắc MHTL chưa nghe thầy giảng (hoặc thầy chưa nói) về những điều kiện thiết yếu về Định để trợ giúp thiền tuệ, v́ nếu không có định th́ tuệ chẳng thể nào rọi thấu thực tánh vô thường, khổ, vô ngă của vạn pháp.

Con đường hành tŕ cần có của PGNT để giải thoát luân hồi sinh tử là Bát Chánh đạo, mà Chánh Định là một trong chi phần của Bát Chánh đạo. Chánh định là Tứ Thiền thuộc sắc giới. Cái đêm sau cùng mà thái tử Tất Đạt Đa ngồi thiền dưới gốc Bồ đề và đắc ngộ Phật Chánh Đẳng Giác, th́ ngài thiền nhập định trước, sau đó xuất định rồi dùng tuệ mà chiếu soi thực tánh của các pháp, và ngài chứng ngộ quả vị tối thượng là Phật Chánh Đẳng Giác.
...

Note: Trang QHX có vấn đề an ninh thế nào đó, tôi login vào đăng một post và bị đá ra, rồi phải log in vào lại, bị đá ra, rồi log in vào lại tiếp. Cảnh báo từ cái browser cho biết, QHX không an toàn.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi... mà đừng bao giờ hỏi nó có làm tan được bóng tối hay không. R Tagore

Offline MHTL

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 4131

Có lẽ thầy Viên Minh chỉ nêu lên điểm cốt lơi của PGNT là để giác ngộ th́ phải hành tuệ-quán. Chắc MHTL chưa nghe thầy giảng (hoặc thầy chưa nói) về những điều kiện thiết yếu về Định để trợ giúp thiền tuệ, v́ nếu không có định th́ tuệ chẳng thể nào rọi thấu thực tánh vô thường, khổ, vô ngă của vạn pháp.

Con đường hành tŕ cần có của PGNT để giải thoát luân hồi sinh tử là Bát Chánh đạo, mà Chánh Định là một trong chi phần của Bát Chánh đạo. Chánh định là Tứ Thiền thuộc sắc giới. Cái đêm sau cùng mà thái tử Tất Đạt Đa ngồi thiền dưới gốc Bồ đề và đắc ngộ Phật Chánh Đẳng Giác, th́ ngài thiền nhập định trước, sau đó xuất định rồi dùng tuệ mà chiếu soi thực tánh của các pháp, và ngài chứng ngộ quả vị tối thượng là Phật Chánh Đẳng Giác.
...


Chào anh anatta,

Tu theo chánh pháp th́ công thức Giới Định Tuệ không thể bỏ qua, nhưng định có hai loại, ngồi theo kiểu kiết già để được định hay định trong bất cứ tư thế nào, hoàn cảnh nào, thời gian không hạn chế.

Thầy Viên Minh giải thoát khỏi kinh điển Phật giáo tuy thầy đă bỏ rất nhiều năm để nghiên cứu kinh điển, thầy bây giờ giảng pháp theo thực chứng.

 :cungly:
Đừng hỏi tại sao nhưng lại cứ muốn hỏi tại sao.

Offline anattā

  • Newbie
  • *
  • Posts: 14

Chào anh anatta,

Tu theo chánh pháp th́ công thức Giới Định Tuệ không thể bỏ qua, nhưng định có hai loại, ngồi theo kiểu kiết già để được định hay định trong bất cứ tư thế nào, hoàn cảnh nào, thời gian không hạn chế.

Thầy Viên Minh giải thoát khỏi kinh điển Phật giáo tuy thầy đă bỏ rất nhiều năm để nghiên cứu kinh điển, thầy bây giờ giảng pháp theo thực chứng.

 :cungly:

Thầy thực chứng được ǵ th́ không biết MHTL hiểu rơ ra sao, nhưng chúng ta hậu học th́ xem xét từ vị khai sáng Phật giáo là Phật Thích Ca. Dù ngài đă đắc tứ thiền thuộc vô sắc giới mà ngài tu học từ hai vị đạo sĩ Bà La Môn. Ở một tŕnh độ tâm thức cao như thế mà ngài cũng phải bắt đầu nhập định tứ thiền sắc giới, xuất ra mới dùng tuệ quán và đạt quả vị giải thoát khỏi ḍng sinh tử. Ngẫm nghĩ đức Phật đă đắc tứ thiền vô sắc, nhưng ngài cũng phải bắt đầu từ tứ thiền sắc giới sau đó mới dùng tuệ quán soi vạn pháp (12 nhân duyên) mà giác ngộ.

Định mọi thời theo MHTL nói th́ được gọi là sát-na định, hay định hiệp thế. Đinh này giúp kềm thúc tâm không sa đà vào các bất thiện pháp. Nhưng cho rằng định như thế mà thực chứng giác ngộ th́ trừ phi kẻ đó đă tu tập nhiều kiếp rồi, giới và định đă thuần thục trong quá khứ, th́ mới có thể nhập ḍng thánh, tức là giác ngộ. Thời đức Phật tại thế, có vài trường hợp giác ngộ tức thời. Chẳng hạn như một chú tiểu (sa di) đang được vị thầy vừa giảng giải Phật pháp vừa cạo đầu cho chú, sau khi đầu được cạo xong vị sa di đắc liền một lượt liên tục 4 quả vị thánh, đắc A La Hán. Thời buổi bây giờ ngẫm có mấy ai? Các vị đệ tử thánh A La Hán của đức Phật thời xưa khi đi truyền bá giáo pháp của Đức Phật lúc nào cũng giảng đầy đủ giới-định-tuệ.

Nếu MHTL tập tuệ đơn thuần theo lời thầy Viên Minh, th́ có khi nào cảm nhận rằng dùng tuệ (tức là gồm định mọi thời như MHTL nói) liên tục thân tâm sẽ thấm mệt, đuối sức? V́ tuệ tiêu dùng rất nhiều năng lực, và định (ngồi thiền trong môi trường yên lặng) th́ giúp gia tăng, bồi dưỡng năng lực.

Thế kư 20 có J. Krishnamurti đi diễn thuyết ṿng quanh thế giới hơn 50 năm, giảng về quan sát (tuệ quán), khán thính giả khi đang ngồi nghe ông th́ thấy nội tâm b́nh lặng, sáng suốt, nhưng sau khi rời hội trường trở về đời sống thương nhật th́ không thực hành quán sát được dễ dàng như khi nghe ông giảng.
..

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi... mà đừng bao giờ hỏi nó có làm tan được bóng tối hay không. R Tagore

Offline MHTL

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 4131
Thầy thực chứng được ǵ th́ không biết MHTL hiểu rơ ra sao, nhưng chúng ta hậu học th́ xem xét từ vị khai sáng Phật giáo là Phật Thích Ca. Dù ngài đă đắc tứ thiền thuộc vô sắc giới mà ngài tu học từ hai vị đạo sĩ Bà La Môn. Ở một tŕnh độ tâm thức cao như thế mà ngài cũng phải bắt đầu nhập định tứ thiền sắc giới, xuất ra mới dùng tuệ quán và đạt quả vị giải thoát khỏi ḍng sinh tử. Ngẫm nghĩ đức Phật đă đắc tứ thiền vô sắc, nhưng ngài cũng phải bắt đầu từ tứ thiền sắc giới sau đó mới dùng tuệ quán soi vạn pháp (12 nhân duyên) mà giác ngộ.

Định mọi thời theo MHTL nói th́ được gọi là sát-na định, hay định hiệp thế. Đinh này giúp kềm thúc tâm không sa đà vào các bất thiện pháp. Nhưng cho rằng định như thế mà thực chứng giác ngộ th́ trừ phi kẻ đó đă tu tập nhiều kiếp rồi, giới và định đă thuần thục trong quá khứ, th́ mới có thể nhập ḍng thánh, tức là giác ngộ. Thời đức Phật tại thế, có vài trường hợp giác ngộ tức thời. Chẳng hạn như một chú tiểu (sa di) đang được vị thầy vừa giảng giải Phật pháp vừa cạo đầu cho chú, sau khi đầu được cạo xong vị sa di đắc liền một lượt liên tục 4 quả vị thánh, đắc A La Hán. Thời buổi bây giờ ngẫm có mấy ai? Các vị đệ tử thánh A La Hán của đức Phật thời xưa khi đi truyền bá giáo pháp của Đức Phật lúc nào cũng giảng đầy đủ giới-định-tuệ.

Nếu MHTL tập tuệ đơn thuần theo lời thầy Viên Minh, th́ có khi nào cảm nhận rằng dùng tuệ (tức là gồm định mọi thời như MHTL nói) liên tục thân tâm sẽ thấm mệt, đuối sức? V́ tuệ tiêu dùng rất nhiều năng lực, và định (ngồi thiền trong môi trường yên lặng) th́ giúp gia tăng, bồi dưỡng năng lực.

Thế kư 20 có J. Krishnamurti đi diễn thuyết ṿng quanh thế giới hơn 50 năm, giảng về quan sát (tuệ quán), khán thính giả khi đang ngồi nghe ông th́ thấy nội tâm b́nh lặng, sáng suốt, nhưng sau khi rời hội trường trở về đời sống thương nhật th́ không thực hành quán sát được dễ dàng như khi nghe ông giảng.
..


Anh anatta,

Giới rất quan trọng trong việc tu hành và tuỳ mức độ giữ giới mà định tuệ có được mức độ tương xứng.

Giữ giới mà cứng ngắc th́ không bao giờ có định được, nếu không có định th́ sao sanh tuệ.

Có ai thấy biết Đức Phật hành pháp và tu tập ra sao không?

Kinh sách ghi chép lại có đúng là 100% không?

 :cungly:


Đừng hỏi tại sao nhưng lại cứ muốn hỏi tại sao.

Offline Huệ Từ

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 941

Có lẽ thầy Viên Minh chỉ nêu lên điểm cốt lơi của PGNT là để giác ngộ th́ phải hành tuệ-quán. Chắc MHTL chưa nghe thầy giảng (hoặc thầy chưa nói) về những điều kiện thiết yếu về Định để trợ giúp thiền tuệ, v́ nếu không có định th́ tuệ chẳng thể nào rọi thấu thực tánh vô thường, khổ, vô ngă của vạn pháp.

Con đường hành tŕ cần có của PGNT để giải thoát luân hồi sinh tử là Bát Chánh đạo, mà Chánh Định là một trong chi phần của Bát Chánh đạo. Chánh định là Tứ Thiền thuộc sắc giới. Cái đêm sau cùng mà thái tử Tất Đạt Đa ngồi thiền dưới gốc Bồ đề và đắc ngộ Phật Chánh Đẳng Giác, th́ ngài thiền nhập định trước, sau đó xuất định rồi dùng tuệ mà chiếu soi thực tánh của các pháp, và ngài chứng ngộ quả vị tối thượng là Phật Chánh Đẳng Giác.
...

Chào bạn Anatta , chà lâu quá chúng ta mới có duyên gọi là họp nhau để nói chuyện về đạo nhỉ?  Làm HT nhớ lại thời xưa lúc mới đi tầm sư học đạo. Giống như đi t́m lá diêu bông, đi t́m sư mà sư chẳng thấy, đi khắp các nơi tận chân trời góc biển, đọc các sách, từ thư viện cho tới các phố rùm, diễn đàn, message board. Ôi thời đó vui thật, để đó từ từ rồi sẽ chat thêm.  :8: :cf: :cf:

Offline Huệ Từ

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 941

Hỏi: tại sao không học thiền sống từ các thiền sư đang sống hành thiền vậy? (phải để ư cho kỹ các thiền sư đang hành loại thiền ǵ)

Bạn Huệ Từ có thể cho biết là bạn đă học hỏi được ǵ và áp dụng ra sao, sau khi đọc các sách về thiền của các học giả PG?

 :cungly:

Có lẻ tuỳ theo truyền thống của từng gia đ́nh đó bạn TL. Có những ông thầy lớn như thầy Viên Minh, thầy Thanh Từ, thầy Nhất Hạnh, hay sư Toại Khanh, những thầy này có rất nhiều đệ tử quy y. Những thầy này hướng dẫn tâm linh cho các đệ tử và họ cứ thế mà sống cho đến hết đời. Có lần HT đi một đám tang người tàu, có một bà sư (ni cô) tàu c̣n dám tuyên bố với HT rằng, ngươi chỉ cần qui y ta, ta sẽ lo take care chuyện hậu sự bên kia thế giới cho ngươi, có chổ tốt đẹp cho ngươi ở, bảo đảm luôn.

C̣n một truyền thống nữa gọi là "the seeker" , "người t́m đạo," hay người t́m sự giải thoát.  Nói đúng hơn là họ đi t́m pháp giải thoát.    Phật Thích Ca hồi xưa không đi t́m thầy, ngài theo học nhiều thầy khác nhau nhưng sau cùng đă nói, ta không có thầy. Ta tự giải thoát chính ta.  Ngài Huệ Năng hồi xưa hốt nhiên ngộ đạo nhờ vô t́nh đi ngang qua và nghe một người tụng kinh Kim Cang, vậy người tụng kinh đó có thể gọi là thầy của ngài Huệ Năng được chăng? Cái trớ trêu là ông này tụng kinh Kim Cang hằng ngày mà không ngộ được, nhưng ngài Huệ Năng chỉ nghe có một lần là ngộ ngay.

Thầy Viên Minh là thầy của bạn TL à ?   :cuoi4:  :cungly: