+-

Recent Topics

Đường con theo Chúa by River Rose
Today at 01:15:22 pm

Sự thật by tuyetvan
Today at 01:11:51 pm

Christianity 401 by tuyetvan
Today at 10:59:45 am

Góc riêng tư by Quốc Dũng
Today at 10:30:08 am

Muốn khoẻ mạnh cần phải ... by Quốc Dũng
Today at 06:53:50 am

Vụ án Trương Mỹ Lan by Quốc Dũng
Today at 06:40:56 am

Trả nghiệp/Chuyển nghiệp, cái nào nên làm trước by Quốc Dũng
Today at 06:37:01 am

Món Ăn Người Hoa : Hoành Thánh by Quốc Dũng
Today at 06:35:04 am

Góp ư về Kinh Thánh qua góc nh́n của TLTV by MHTL
Today at 02:34:14 am

Tin NÓNG by Quốc Dũng
April 15, 2024, 11:09:56 pm

Các Thánh Giáo Hoàng Công Giáo by MHTL
April 15, 2024, 10:04:16 pm

Muốn ăn th́…. by MHTL
April 15, 2024, 08:42:02 pm

Phụ Nữ Trong Kinh Thánh by MHTL
April 15, 2024, 08:39:09 pm

Đối thoại liên tôn là ǵ? by MHTL
April 15, 2024, 06:14:51 pm

Ôi đàn bà by Quốc Dũng
April 15, 2024, 05:47:00 pm

Những giọng ca độc lạ by MHTL
April 15, 2024, 02:28:38 am

Người Công giáo cấp tiến by MHTL
April 14, 2024, 10:38:01 pm

Tự sự... by Tử Quân
April 14, 2024, 09:39:34 pm

Chuyện t́nh "showbiz' by tuyetvan
April 14, 2024, 06:24:53 pm

Trung Đạo các kiểu by MHTL
April 14, 2024, 03:47:51 pm

Một góc buồn !!! by lamdzuyen
April 14, 2024, 01:55:29 pm

Lễ hội của mỹ by Quốc Dũng
April 14, 2024, 07:56:13 am

Trúng số rồi by Quốc Dũng
April 14, 2024, 07:13:32 am

Mê tín và Chánh tín by MHTL
April 13, 2024, 04:40:00 pm

Kinh Thánh Công Giáo online by MHTL
April 13, 2024, 03:40:19 pm

Sức khoẻ và đời sống by MHTL
April 12, 2024, 08:52:26 pm

Nhạc Đạo Công Giáo by MHTL
April 11, 2024, 05:47:49 pm

Hồi giáo by MHTL
April 11, 2024, 02:43:39 pm

Christianity 301 by tuyetvan
April 11, 2024, 09:52:10 am

Nhạc by tuyetvan
April 11, 2024, 09:42:15 am

Author Topic: Bài viết về tác phẫm nhạc  (Read 154 times)

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 655
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Bài viết về tác phẫm nhạc
« on: August 12, 2021, 03:40:34 pm »

Những ca khúc để đời: Trên dốc đá tôi t́nh cờ quen nàng

Cuộc gặp gỡ hy hữu giữa một nhóm nam và nữ ở thành phố biển Vũng Tàu đă làm nên tác phẩm độc đáo của một tác giả bí hiểm.


Từ năm 1966 - 1975, tại 102/8 Hai Bà Trưng (Tân Định, Sài G̣n) có lớp nhạc “Lê Minh Bằng” quy tụ hàng trăm học viên. Lớp nhạc này do 3 nhạc sĩ: Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng tổ chức và trực tiếp đứng lớp (Lê Minh Bằng là ghép từ tên của 3 người).

Chính “ḷ nhạc” này đă đào tạo được những ca sĩ nổi tiếng như: Kim Loan, Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Mạnh Quỳnh (tác giả ca khúc Gơ cửa hiện sống ở Sài G̣n, không phải ca sĩ trẻ Mạnh Quỳnh ở hải ngoại), Hải Lư, Nhật Thiên Lan, Thu Thủy... Ngoài dạy nhạc, Lê Minh Bằng c̣n là bút danh chung của nhóm 3 nhạc sĩ này kư dưới những bài hát rất quen thuộc như: Hai mùa mưa, Lẻ bóng, Sầu lẻ bóng, Chuyện hai chúng ḿnh, Đôi bóng, T́nh đời...

Gặp gỡ “Mai - Bích - Dung”

Một ngày cuối tuần của năm 1970, ba nhạc sĩ rủ nhau đi ô tô ra Vũng Tàu chơi. Khi xe đến Băi Trước, họ thấy ba cô gái mặc áo dài đi giữa trưa nắng nóng. Khi ấy nhạc sĩ Anh Bằng lái xe, nhạc sĩ Minh Kỳ ngồi phía trước, nhạc sĩ Lê Dinh ngồi ghế sau. Bất ngờ Minh Kỳ nói với Anh Bằng: “Bằng ơi, dừng xe lại cho ba cô đó lên đi chung với ḿnh. Nắng như vầy mà 3 cô đi bộ tội nghiệp quá!”. Do tính hơi nhát, Anh Bằng bảo: “Thôi, ông đi mời đi, tôi không đi đâu”. Thấy 2 người bạn cứ đùn đẩy nên nhạc sĩ Minh Kỳ nói: “Thôi, dừng xe lại để tôi đi cho”.

Nhạc sĩ Lê Dinh kể lại: “Anh Minh Kỳ xuống xe và không biết ảnh nói ǵ với 3 cô đó mà trông 3 cô rất vui vẻ và họ đồng ư lên xe. V́ phía băng trước có anh Minh Kỳ ngồi, nên 3 cô phải ngồi ở băng sau với tôi. Tôi hỏi tại sao 3 cô đi bộ dưới nắng trưa như vậy, th́ được biết cả 3 cô đều là sinh viên, đi Vũng Tàu t́m con sứa để về trường thí nghiệm. Rồi họ tự giới thiệu tên lần lượt là Mai (ngồi kế bên nhạc sĩ Lê Dinh), Bích và ngồi ngoài cùng là Dung”.

Cuộc gặp gỡ t́nh cờ đó rất ngắn ngủi, nhóm nam mời 3 cô ra Băi Sau dùng cơm trưa. Ăn xong, 3 cô xuống mé biển tiếp tục t́m sứa. Và rồi họ ra Bến xe Vũng Tàu để trở về Sài G̣n.

Linh hồn tượng đá...

Đêm đó về khách sạn, nhạc sĩ Anh Bằng là người đề xướng viết bài hát Linh hồn tượng đá, lấy tên tác giả là Mai Bích Dung (tên của 3 cô gái ghép lại). Ngay đêm đó ca khúc ra đời với những ca từ: “Trên dốc đá tôi t́nh cờ quen nàng. Ngồi bên nhau, gọi tên nhau để rồi yêu nhau. Em đă đến và đă đến, như áng mây bay, như cánh chim qua bầu trời, ôi h́nh hài một vài giờ vui... (rồi nức nở) Em ơi, em ơi... Thời gian gặp gỡ nào được bao nhiêu, mà khi rời gót ḷng đầy cô liêu, nên xa em rồi, tôi nhớ em nhiều... Em ơi, em ơi... Thà không gặp gỡ, thà đừng quen nhau, đừng cho h́nh bóng, đừng nh́n nhau lâu, tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau...”.

Sau khi nhạc phẩm được in ra, nhạc sĩ Anh Bằng đích thân mang đến ngôi trường các cô đang học, tặng mỗi người một bản Linh hồn tượng đá c̣n thơm mùi mực in và có chữ kư của cả 3 chàng nhạc sĩ hào hoa. Từ một cái duyên đưa đẩy mà một t́nh khúc lăng mạn đă ra đời... Cũng cần nói thêm, nhóm nhạc sĩ này c̣n lấy nhiều “tên chung” khác kư dưới nhiều bản nhạc như: Chuyện t́nh Lan và Điệp 1, 2, 3 (kư tên Mạc Phong Linh - Mai Thiết Lĩnh), Cô hàng xóm (Giang Minh Sơn), Đà Lạt hoàng hôn (Dạ Cầm), Mưa trên phố Huế (Tôn Nữ Thụy Khương) hoặc các tên khác như: Vũ Chương, Dạ Ly Vũ, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ...

Tuy là kư tên chung Lê Minh Bằng nhưng hầu hết đều do Anh Bằng sáng tác, các nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ chỉ góp ư, sửa sang một vài lời ca, thêm bớt vài chi tiết. Nhưng với sự thân thiết và tôn trọng lẫn nhau nên những sáng tác này đều được kư tên chung: Lê Minh Bằng.

Điều thú vị là 3 thành viên của nhóm này, mỗi người sinh trưởng từ một miền của đất nước (Bắc - Trung - Nam): Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1925 tại Thanh Hóa (ông mất năm 2015 tại California, Mỹ). Nhạc sĩ Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, sinh năm 1930 tại Nha Trang (ông vốn thuộc ḍng dơi hoàng tộc nhà Nguyễn, ông mất năm 1976). Nhạc sĩ Lê Dinh tên thật Lê Văn Dinh, sinh năm 1934 tại G̣ Công, hiện sinh sống tại Montreal, Canada.

C̣n 3 cô gái ngày xưa? Được biết sau mấy mươi năm bây giờ cô Mai (tên thật Mai Xuân Lan) hiện đang ở tiểu bang Ohio (Mỹ). Cô Bích đang cư ngụ tại tiểu bang Arizona (Mỹ). Cô Dung (tên thật Lưu Dung Anh) đang sống ở TP.HCM, chơi rất thân với giới văn nghệ sĩ xưa. Người viết đă được hân hạnh gặp chị Lưu Dung Anh vài lần ở pḥng trà Tiếng Xưa hoặc ở những buổi họp mặt mừng các danh ca Chế Linh, Kim Loan về thăm quê hương.

Share on Facebook Share on Twitter

Like Like x 3 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 655
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Xuất xứ tác phẫm nhạc
« Reply #1 on: August 18, 2021, 02:21:53 pm »


NGUYÊN SA - Thế giới của T́nh yêu thơ mộng

Miền Trung của những năm 1960 đến 1963, không khí chiến tranh mỗi ngày mỗi khốc liệt bủa vây ở nông thôn. Ở thành phố ngột ngạt căng thẳng những cuộc xuống đường của sinh viên. Tuổi trẻ cảm thấy buồn bă cô đơn. Trong những quán cà phê, những chàng thanh niên để tóc dài ngồi gục đầu trên những trang sách triết của Jean Paul Sartre, của Camus...bồng bềnh đắm đuối trong không khí đầy bi quan nhạc Trịnh Công Sơn... Khói thuốc mù mịt...bên ly cà phê phin nhỏ giọt như máu đen sầu thảm...và buồn nôn. Ở những lớp thanh niên thanh nữ khác đi t́m lối thoát nội tâm thực tiễn hơn trong các tạp chí Văn, Nghệ Thuật, Sáng Tạo, Hiện Đại, Bách Khoa, Thế Kỷ Hai Mươi, Gió Mới... xuất bản ở Saigon gởi ra. Những luồng gió văn chương nầy đă thổi tới những cánh đồng hoa rực rỡ, những say mê đằm thắm mới mẻ, đă là những gịng sông êm mát giữa mùa hạ oi nồng. Là lúc những thủy triều dâng lên theo vầng trăng tỏa sáng. Đă làm vơi đi những h́nh ảnh Dũng - Loan trong Đoạn Tuyệt, mối t́nh đầy siêu nhiên thánh thiện trong Hồn Bướm Mơ Tiên, xa dần Trống Mái... Và thực sự đă trấn áp những say mê của Tự Lực Văn Đoàn. Tuổi trẻ đă bắt đầu yêu những sáng tác văn thơ của Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Doăn Quốc Sỹ, Dương Nghiễm Mậu, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Sỹ Tế, Hoàng Trúc Ly, Thanh Nam...Và nhất là NGUYÊN SA. Sự xuất hiện những bài thơ t́nh của Nguyên Sa thật đúng lúc, đă lôi cuốn nỗi cô đơn chung vào cái thế giới thơ mộng của t́nh yêu:

...Không có anh lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học
Ai lau mắt cho em ngồi khóc
Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa
Những lúc em cười trong đêm khuya
Lấy ai nh́n những đường răng em trắng
Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh
Lúc sương mù ai thở để sương tan
Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc...

Sự đau thương và hủy diệt cận kề t́nh yêu có phải là ly rượu hồng thoáng say trong chốc lát để rồi chia ly biền biệt:

...Không có anh nhỡ ngày mai em chết
Thượng Đế hỏi anh sao tóc em buồn
Sao tay gầy, sao đôi mắt héo hon
Anh sẽ phải cúi đầu đi về địa ngục...
(Cần Thiết)

Cũng như Xuân Diệu thời kỳ tiền chiến đă biết chọn cho ḿnh một chỗ đứng riêng rẽ, đó là thế giới của t́nh yêu. Và chính sự lựa chọn khôn ngoan nầy tên tuổi Xuân Diệu đă vượt thoát ra khỏi giới hạn không gian thời gian và ở trong tâm hồn nhiều thế hệ. Từ khi loài người biết yêu nhau là lúc những vần điệu ca ngợi t́nh yêu trở thành vĩnh cửu. Ngay trong kho tàng văn học b́nh dân Việt Nam, những câu ca dao, những câu hát quan họ, những bài ḥ Huế, ḥ Quảng...đề cập đến t́nh yêu đều đă khắc sâu trong tiềm thức dân gian. Cho đến bây giờ, ít ai quên được những ư t́nh thật dễ thương của đôi trai gái nơi thôn dă:

...Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đă có chồng anh tiếc lắm thay...

...Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước ǵ anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân...

...Hôm qua tát nước đầu đ́nh
Để quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được th́ cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà...

Mỗi thi sĩ Việt Nam bước vào thế giới vần điệu đều đă hơn một lần đi vào ngưỡng cửa t́nh yêu. Có t́nh yêu mới tạo nên cảm xúc để sáng tác. Từ thuở nh́n em tóc để đuôi gà, nhảy từng bước chân chim trên thảm cỏ xanh sân trường đă làm cho tâm hồn chàng thanh niên ngẩn ngơ và đă bắt đầu cảm thấy cuộc đời chớm vui buồn vu vơ:

...Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào...tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng

Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám?
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba
Tôi phải van lơn ngoan nhé, đừng ngờ...
Tôi phải dỗ như là...tôi đă nhớn

...Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư t́nh không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím...
(Tuổi Mười Ba)

Qua bao nhiêu thử thách thời gian, trong thế giới thơ t́nh của Nguyên Sa, nhiều người đều công nhận “Áo Lụa Hà Đông” có một vị trí đáng kể trên văn đàn. Khi những Thái Thanh, Lệ Thu, Duy Trác cất tiếng hát mọi người đều nghĩ đến Nguyên Sa. Ngô Thụy Miên ḥa nhập thực sự nỗi rung động khi đưa bài thơ này vào thế giới âm nhạc. Và đă thăng hoa tuyệt vời lan xa trong yêu thích của quần chúng:

...Nắng Saigon anh đi mà chợt mát
Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn c̣n nguyên lụa trắng

Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vă vẽ chân dung
Bày vội vă vào trong hồn mở cửa

Gặp một bữa anh đă mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỷ của tâm hồn
Thơ học tṛ anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

Em không nói đă nghe từng giai điệu
Em chưa nh́n mà đă rộng trời xanh
Anh đă trông lên bằng đôi mắt chung t́nh
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt

Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng v́ đâu
Nhưng sao đi mà không bảo ǵ nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

...Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ t́nh lụa trắng...
(Áo Lụa Hà Đông)

Thơ Nguyên Sa được xem như thời thượng của tuổi trẻ thuở đó. Thể thơ tự do Nguyên Sa dùng rất mới lạ. Gọi người t́nh là “Con chó ốm”, là “con mèo ngái ngủ trên tay anh” một lối xưng hô tŕu mến rất là Tây Phương:

...Và em sẽ cười phải không em
Em sẽ không buồn như một con chó ốm...
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se ḿnh
Để anh giận sao chả là nước biển...

Nguyên Sa đă du học tại Paris đến cuối 1956 trở về từ tả ngạn sông Seine, từ mái trường danh tiếng Đại Học Sorbonne. Trong mỗi con người đều có sự mâu thuẫn kỳ lạ “đứng núi nầy trông núi nọ”, nao nức trở về quê hương và khi đă sống với quê hương ḷng lại vương vấn kinh thành ánh sáng. Không biết đă có đôi mắt xanh nào làm cho nhà thơ “Áo Lụa” tương tư?

...Paris có ǵ lạ không em?
Mai anh về em có c̣n ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngơ
Em có t́m anh trong cánh chim

Paris có ǵ lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một gịng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?

...Vẫn hỏi ḷng ḿnh là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen...

Ngôn ngữ thật mới, thật lả lướt một cơi an b́nh mộng mơ tạo nên một thế giới diễm t́nh, chiến tranh bị đẩy lùi xa ngàn dặm:

...Em có hoa lan giữa tóc thề
Mặt trời xen kẽ đón tay che
Phương Đông vào chỗ hồng trên má
Chiều xuống lưng chừng mái tóc thưa...
(Hải Âm)

...Anh nhớ em ngồi áo trắng thon
Ngàn năm c̣n măi lúc gần quen
Em gầy như liễu trong thơ cổ
Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường...
(Em Gầy Như Liễu Trong Thơ Cổ)

...Thiên đường có chỗ màu đen
Anh nằm nghe thấy vẫn c̣n tiếng mưa
Tiếng trời gơ nhịp tiếng trưa
Tiếng cho sâu thẳm tiếng khuya tuyệt vời...
(Bất ngờ)

Trước thời kỳ 75, thỉnh thoảng tôi mới có cơ hội vào Saigon và mỗi lần như thế đều gặp Du Tử Lê, Viên Linh, Hồ Trường An, Huy Tưởng...và thường nhắc nhở đến nhà thơ Nguyên Sa và dĩ nhiên đều ca ngợi anh rất thành công và ngoạn mục về nhiều phương diện như dạy học, làm báo, làm thơ... Sang Hoa Kỳ với đời sống mới lưu vong nơi đất khách, nhà thơ Nguyên Sa vẫn lẫy lừng ở nhiều sinh hoạt như chủ nhiệm, chủ bút Tạp Chí Đời, Phụ Nữ Mới và Tuần Báo Dân Chúng. Giám đốc Trung tâm băng nhạc Đời với những tuyển chọn ca sĩ, nhạc phẩm rất công phu và khởi sắc hơn các trung tâm khác.

Trong một bài viết về nhà thơ Nguyên Sa, trên tạp chí Văn, nhà văn Mai Thảo đă nhắc đến những kỷ niệm:

”...Một đêm tháng trước, nhà hàng Doanh Doanh của vợ chồng Thái Tú Hạp trên Đại Lộ Hoàng Hôn đăi cơm tối ra mắt thân hữu tuyển tập Thơ Văn Hải Ngoại. Tới phần thơ nhạc tạp lục, sau tiếng hát Khánh Ngọc và tiếng đàn Nguyễn Đức Quang, tôi có đi cùng Nguyên Sa lên máy vi âm. Đứng cạnh, chia nhau mỗi thằng đọc một khúc thơ t́nh của bang trưởng Phúc Kiến. Đọc thơ. Đùa nghịch với thơ. Thơ anh nằm xem tuồng cải lương, em không quần không áo. Thơ năm thằng cùng tắm giờ đứng tắm một ḿnh. Đọc thơ. Đùa nghịch với thơ. Tôi vẫn thích lắm những phút đùa nghịch như vậy. Cho thoải mái không khí, thân mật bạn bè. Cho đêm xuống đă xuống với nhân thế ở ngoài kia, đêm tối bớt buồn, và bớt lạnh với người. Đùa nghịch, riễu bạn, riễu luôn cả chính ḿnh. Để câu nói Nguyên Sa “Chúng ḿnh già hết rồi”. Phải có lúc không đúng. Hoặc một cách nào thôi, tâm hồn ta vẫn trẻ. Mấy phút trước máy vi âm tối đó mà Nguyên Sa gọi hai đứa tôi là Laurel và Hardy, tôi thấy tôi trẻ thật. Nguyên Sa cũng vậy. Mấy phút trước máy vi âm tối đó, tôi thấy lại cái tôi đầu, những ngày Sáng Tạo trẻ trung phơi phới. Và thấy lại cái phần trước sau tôi thích thấy nhất và yêu mến nhất ở Nguyên Sa. Đó là mấy chục năm về trước. Nguyên Sa mới ở Pháp về, Trịnh Viết Thành đem tới. Đưa bài thơ đầu tiên. Và sau đó đă cùng chúng tôi đi vào cuộc phiêu lưu đầy hào hứng tới những chân trời văn chương tuổi trẻ mênh mông...”

Cũng chính trong thời gian này, mỗi cuối tuần chúng tôi đều đón tiếp anh chị Nguyên Sa đến Los Angeles ghé tạt qua Doanh Doanh quán, uống tách trà, nói vài mẩu chuyện vui văn nghệ. Những lúc như thế, tôi khám phá nơi anh những nét trầm tĩnh, đạo mạo đúng cái phong cách nhà giáo, một thi sĩ nhân hậu, một người đàn anh lúc nào cũng nâng đỡ tận t́nh và hay bênh vực nhau trọn nghĩa đệ huynh. Tuy nhiên, Du Tử Lê nhận xét về Nguyên Sa “ngó vậy mà không phải vậy”. Anh rất tốt với anh em và sẵn sàng bao dung với bằng hữu, nhưng với cuộc đời, với những kẻ chơi xấu anh em, anh sẵn sàng ra chiêu bảo bọc, anh sống rất ṣng phẳng, đă từng là Triệu Tử Long trong những trận bút chiến làm kinh hoàng đối thủ. Cơi thơ là cơi đùa chơi với chữ nghĩa. Cuộc đời là những ân oán phân minh. Nếu cần “Áo Lụa” là thanh kiếm trên tay. Nhận xét đó tôi cảm nhận đúng v́ ngay trong tuần báo Saigon Times hay Tuyển Tập Thơ Văn Phật Giáo do tôi chủ trương cũng đă vấp phải khuyết điểm khi đăng thơ thiếu sót vài chữ, vài câu làm mất giá trị bài thơ của Nguyên Sa v́ không kiểm soát kỹ lưỡng và quá tin vào đả tự viên. Đối với người khác sẽ bực tức ngay, nhưng đối với Nguyên Sa th́ không.

Anh vẫn giữ nguyên t́nh cảm, xem như không có ǵ xảy ra khi đối diện và cũng không bao giờ nhắc đến.
Ngoài những tập thơ Nguyên Sa đă ấn hành, Nguyên Sa cũng đă cho phát hành trường thiên “Giấc Mơ” mà theo ông: “Giấc mơ không phải là tập hồi kư, không phải tiểu thuyết Lịch Sử, cũng không phải Phóng Sự Tiểu Thuyết. Nó cũng không dính dáng một chút nào đến thực tại...được mô tả như những nét tô vẽ sản phẩm tưởng tượng của người viết...”. Nhưng Nguyên Sa vẫn hănh diện khi đề cập đến h́nh ảnh: ”...Dân tộc tôi sẽ đứng dậy trên đồng bằng, bay trên núi non, vùng vẫy ngoài biển khơi. Tự Do. “Ḍng máu không thể chảy ngoài huyết quản”. Dân tộc tôi đang ước mơ. Tôi vẫn đang ở trong đó. Và tôi đang ước mơ...”.

Không phải chỉ có Nguyên Sa ước mơ mà cả dân tộc từ trong nước đến hải ngoại đều ước mơ được nh́n thấy thanh b́nh thực sự trở về trên mảnh đất đầy đau thương và nghiệt ngă. T́nh yêu vẫn là sức sống mănh liệt và vĩnh cửu của loài người. Không có cảnh trí nào đẹp và thơ mộng bằng h́nh ảnh t́nh yêu hồn nhiên và lăng mạn, nẩy nở trong tâm hồn Dân Tộc, một Dân Tộc mà mỗi công dân sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng bằng chất liệu thi ca, bằng t́nh thương của Mẹ. T́nh yêu vượt thoát lên mọi chủ nghĩa, mọi hận thù, T́nh Yêu như đóa hoa nở rộ trong trái tim giữa Con Người và Con Người xinh đẹp như dải Trường Sơn, như những gịng sông Cửu Long, Hương Giang, Hồng Hà đang cuồn cuộn vào biển lớn mùa Xuân bất diệt của Dân Tộc:
...Anh biết rằng:

Có người khóc v́ mừng vui ước hẹn
Có người cười v́ tủi cực phôi pha
Anh biết nói làm sao
Nhưng chắc chắn ngàn thu ly rượu quan hà
Sẽ phải chua men v́ thiếu người sưởi lạnh
Anh biết nói làm sao
Khi họ gặp nhau (anh đă bảo em)
Như Sông Cửu Long
Về ḷng biển cả
Vẫn tiếng sóng về nước chảy triền miên
Vẫn Cửu Long giang mở chín lần cửa rộng
Gịng sông dài dữ dội bản trường ca...

Phải, gịng sông dài dữ dội bản trường ca
Nên sông đă về tràn đầy mắt biển
Sông đă về rửa trắng ḷng anh
Đợi từ chín kiếp giao thừa
Đến sáng hôm nay mới được hát giữa gịng sông
Đến sáng hôm nay mới được hát giữa ngày
mùng một Tết...
.
Khi chúng tôi được nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh thông báo về sự ra đi vĩnh viễn của Thi sĩ Nguyên Sa, tôi xúc động thực sự, v́ tôi mới điện thoại thăm sức khỏe anh cách đây vài ngày và biết bệnh t́nh đến với anh trong thời gian hơn năm qua, hành hạ anh đủ chuyện về thể xác. Bệnh th́ mặc kệ, anh xem như không có ǵ xảy ra, như mọi cuộc chơi trong đời sống, anh đă từng bày biện nhiều sáng tạo bất ngờ, gây nhiều ngạc nhiên với mọi người. Thơ của anh gần đây vẫn thấp thoáng t́nh yêu, nhưng nhẹ nhàng siêu thoát hơn:

...Tiếng chiều trên ngọn phi lao
Giọng ca em gởi đă vào trong tim
Khi về nhớ ghé ngăn trên
Miệt tâm thất trái đường lên huyệt đào...
(Cuộc Chơi)

Này đây hữu ngạn làm thơ
C̣n kia tả ngạn ngồi chờ tin em
Cái người năm ấy em quen
Phân thân nửa ở bên em nửa về,
Cây tây chết ở sơn khê
Cây đông tróc gốc cành chia lá vàng
Một đời mấy nhánh Tầm Dương
Ngàn đêm gọi miết mỗi triền mỗi đau
(Phân Thân)

B́nh minh có buổi cũng buồn
Con sông đổi mặt giận hờn bỏ đi
Ta ngồi ở khúc rừng kia
Lúc đo âm hưởng, khi chia lá vàng
Rừng đo với núi chiều ngang
Khi ta tựa núi chỉ c̣n chỗ cao
Đá to rớt gốc cây đào
Ta mang trả núi, vẫy chào cố nhân...
(Cố Nhân)

Nhiều bài lục bát trong tập ba thơ Nguyên Sa chúng ta t́m thấy những tư duy trầm mặc phương Đông, những ray rứt thiền vị, phảng phất vô vi của Lăo, muốn tĩnh lặng như gịng sông nhưng con nước vẫn rạt rào thao thức trăm nhánh vời xa. Cái đùa nghịch dễ thương. Cái gần xa đă ḥa nhập. Cái đi về là một nẻo Chân Như. Cái không và có đều vô nghĩa. Cái tiểu và đại đă không c̣n, th́ Niết Bàn và Thiên Đàng cũng chẳng khác nhau chi. Chuông Giáo Đường hay chuông Chùa cũng đều tiếp dẫn hương hồn đến nơi an nghỉ thiên thu.

Khi c̣n tại thế, anh và anh Mai Thảo là hai người bạn thân chủ trương hai tạp san Văn Học Hiện Đại và Văn lẫy lừng trước 75 ở quê nhà. Người ra đi sau tháng 4.75 và người đến Hoa Kỳ năm 1982, cả hai đều tiếp tục cuộc chơi văn chương tại California, Hoa Kỳ. Ngày anh Nguyên Sa mất đi đúng 99 ngày anh Mai Thảo đă nằm xuống và hai anh đă chọn một chỗ nằm gần nhau trong nghĩa trang Westminster Memorial Park. Chúng tôi đă đến nh́n anh lần cuối. Anh nằm như ngủ thật thanh thản, không c̣n vướng bận chuyện buồn vui nhân thế. Như căn nhà trống hoang vu bỏ lại sau khi người chủ đă ra đi. Tất cả chỉ là phù vân.

Nhưng những bài thơ t́nh tuyệt vời của Thi sĩ Nguyên Sa vẫn c̣n sống măi trong ḷng mọi người ở khắp nơi. Những bài thơ lụa là t́nh ái đă được các nhạc sĩ tài danh chắp thêm đôi cánh bay lên như những con phượng hoàng rực rỡ trên đỉnh non cao. Và cứ mỗi lần tiếng hát của các ca sĩ vang lên những “Paris có ǵ lạ không em...”, “Nắng Sàig̣n anh đi mà chợt mát. Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông...”, ”...Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc...áo nàng xanh tôi mến là sân trường...” là y như Nguyên Sa hăy c̣n đâu đó đang mỉm cười và gật đầu với chiếc mũ vừa nghiêng xuống...thơ anh ở chung quanh chúng ta trong đời sống, bằng hương vị t́nh yêu ngọt ngào, và t́nh quê hương nồng thắm.
Like Like x 3 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 655
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Xuất xứ tác phẫm nhạc
« Reply #2 on: August 21, 2021, 08:34:18 pm »
BÂY GIỜ THÁNG MẤY (TỪ CÔNG PHỤNG)



Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm....

Lời bài hát thật đẹp. Tha thiết. Phiêu diêu.Lăng tử. Thật đúng với phong cách của Từ Công Phụng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cùng với Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương...là tác giả của các ca khúc trữ t́nh được nhiều người biết đến như Bây Giờ Tháng Mấy, Mắt lệ cho người, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau. Nguồn gốc của ca khúc đầu tay này của Từ Công Phụng là một sáng tác với những mơ mộng của chàng học sinh mới lớn, tâm tư của một tên học tṛ đọc quá nhiều tiểu thuyết lăng mạn, cho nên "Bây Giờ Tháng Mấy" đă bắt được nhịp đập con tim của giới trẻ lúc bấy giờ. Lúc họ đang sống thấp thỏm trong hoàn cảnh chiến tranh, khao khát một t́nh yêu trong sáng lăng mạn và Từ Công Phụng đă mang lại cho họ món ăn tinh thần ấy.

Sự phổ thông mạnh mẽ của nó đă khiến tựa đề của nhạc phẩm này được truyền khẩu thành Bây giờ...mấy tháng rồi hỡi em ?. Từ Công Phụng cho biết đă không hài ḷng lắm khi tên đứa con đầu đời của anh bị đổi tên một cách châm biếm như vậy. Nhưng dù sao anh cũng thừa nhận nhờ đó mà tác phẩm đầu tay của anh được nhắc nhở tới nhiều hơn. Câu tự vấn "Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?" vẫn đủ sức làm lay động ḷng người hơn 45 năm qua.

Nếu sự chia sẻ trong âm nhạc đạt mức cao nhất ở những lúc buồn th́ âm nhạc của Từ Công Phụng là người bạn đồng hành tuyệt vời. Một cách âm thầm, từng lời hát của ông như chiếc ch́a khóa bật mở những "hợp âm kỷ niệm", để mỗi khi giọng hát cất lên, cả người hát lẫn người nghe đều như sống lại một phần đời trong kư ức. Sự hụt hẫng nơi ông chưa bao giờ là đau đớn đến tuyệt vọng, bởi ông luôn quan niệm "T́nh yêu là vĩnh cửu" và vẫn muốn sống trọn vẹn với chính mất mát của ḿnh.

“Bây giờ là tháng mấy? ḿnh xa nhau đây em
Chiều nay trời mây đầy, cho lạnh buốt vai gầy
Ngày cũ ḿnh c̣n đôi, mà nay em hờn dỗi
Thất hẹn một lần thôi, để mộng vỡ tan rồi

Bây giờ là tháng mấy? Chiều nay sao mưa bay
Nhớ em mấy cho vừa đàn lạc phím ru hờ
Chiều rơi nhẹ vào mắt, trời chớm đông lạnh ngắt
Gió lay nhẹ hàng cây, dáng em mờ trên mây

Mai đây em đi về, có ai đưa chân mềm
Hôn làn tóc lưng thềm, mà từng đêm anh đă trót
Ngày đó có anh chờ và nay biết ai đợi
Để đưa em đi về, khi cuộc vui đă tan

Bây giờ là tháng mấy? Mùa hoa đă phai chưa
T́m quên mùa thương này trong nhạc lắng cung đàn
Màu mắt em c̣n đó, nh́n áng mây chiều gió
Lướt bay về trời cũ, đâu nữa ngày mộng mơ

Bây giờ là tháng mấy? Chiều anh đi quên đường
T́m màu hoa hương cũ, em cài áo làm duyên.”

Tác giả bài thơ này qua lời thuật lại từ một nhân viên của một đài phát thanh: Đó là một người con gái. Cô gái ấy, sau khi nghe nhạc phẩm “Bây Giờ Tháng Mấy” lần đầu tiên được phát sóng trên đài, đă cảm tác một bài thơ có cùng tên: “Bây Giờ Tháng Mấy” và mang đến đài phát thanh nhờ trao tặng cho Từ Công Phụng. Từ đó đến nay, TCP luôn có ư chờ người con gái đó lộ diện để biết được tên thật của tác giả, nhưng đă hơn 30 năm trôi qua, chưa hề một lần nào ông nghe được bất kỳ tin tức ǵ từ cô gái ấy cả.

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Hỏi nhưng không có câu trả lời. Có thể là tháng 12, hay tháng 1, 2,...ǵ đó. Tháng mấy, không quan trọng, chỉ biết rằng Mùa đông chết đi rồi mùa xuân đang đến ở đất trời, và trong ḷng người! Bài t́nh ca tươi mát lăng mạn đă trở thành một bài ca thời thượng của những người trong tuổi đang yêu. Lời nhạc t́nh tứ đă vỗ về cuộc t́nh của cả một thế hệ thanh niên.


“Mai đây anh đưa em đi về, mưa giăng chiều nắng tàn,
cho bớt lạnh chúng ḿnh. Em ơi thôi đừng hờn anh nữa,
nh́n nhau buồn vời vợi để mùa đông buốt giá bờ vai mềm.”

Đă ba thập niên trôi qua, lời nhạc chỉ làm mềm ḷng người nghe mà thôi…

“Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm
Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi, trách nhau một lời thôi
Tâm hồn ḿnh đâu lẻ loi
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
Anh đi t́m màu hoa em cài.

Chiều nay nhớ em rồi và nhớ.
Áo em đẹp màu thơ,
Môi tràn đầy ước mơ.
Mai đây anh đưa em đi về,
Mưa giăng chiều nắng tàn cho buốt lạnh chúng ḿnh.

Tôi không có đôi tai thẩm âm của một nhạc sĩ mà chỉ có một tâm hồn rộng mở đón nhận những ḍng nhạc. Nhạc Từ Công Phụng như những ngọn suối ngọt ngào, như những ḍng thác triền miên, như những triền sông bát ngát đưa tâm hồn ta tới một cơi nghệ thuật nào đó. Những khi chán nản với cuộc sống tầm thường, những lúc mỏi mệt với những thúc giục của cuộc đời, những lúc tâm hồn như một dải sa mạc cằn cỗi, tôi vẫn t́m về với những t́nh khúc Từ Công Phụng và tôi đă được đến một đỉnh an b́nh nào đó.

T́nh ca không có tuổi. Khi trên đời c̣n những t́nh nhân th́ t́nh ca vẫn vang vọng trong cuộc sống. T́nh yêu không bao giờ cũ. Chính những t́nh nhân từ thế hệ này qua thế hệ khác luôn luôn làm mới t́nh yêu. Bởi vậy t́nh ca nói chung, t́nh khúc Từ Công Phụng nói riêng, không bao giờ phai mờ nét lấp lánh của chúng.

“Em ơi, thôi đừng hờn anh nữa,
nh́n nhau buồn vời vợi,
để mùa đông buốt giá bờ vai mềm.

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?

Anh đi t́m mùa xuân trên đời
Mùa đông chết đi rồi mùa xuân
mắt em đẹp trời sao
cho ḿnh thương nhớ nhau.”
Like Like x 3 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 655
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Bài viết về tác phẫm nhạc
« Reply #3 on: August 31, 2021, 03:07:58 pm »


Đời c̣n nhiều bâng khuâng


Tôi yêu nhất Sài G̣n những đêm mưa. Tiếng mưa rơi thầm th́ dai dẳng trên mái tôn cũ như tiếng của một người t́nh đang hờn trách. Tôi cũng yêu nhất Sài G̣n khi tôi c̣n trong quân ngũ. Tháng mười năm đó tôi lấy một tuần lể phép từ Bảo Lộc trở về. Những đồi trà bạt ngàn và những hàng cây xanh mướt vừa bỏ lại sau lưng. Tôi cũng bỏ luôn một t́nh yêu mới vừa xanh như một cành ngo chưa kịp trưởng thành.

Đêm của Sài G̣n có màu trời vời vợi thẩm xa như màu mắt của Ng. Nàng đi bên tôi khép nép và lặng im. Chúng tôi t́m những chỗ trống để tránh nước mưa. Mái tóc ướt át rũ ngọn xuống trán nàng, che dấu một băn khoăn không thành lời.

Vài cửa tiệm dấu ḿnh trong bóng tối để nghe gió lạnh tràn về mênh mông. Người qua đường khua động từng bước chân ướt nḥa ánh điện. Khung trời rưng rưng những v́ sao khuất lấp sau những khung cửa và phố đêm hăy c̣n thao thức. Đêm nay có hai kẻ xa nhà nắm tay t́m về một góc phố quen thuộc ngày xưa, để nghe trong ḷng thầm th́ với nhau một chút rét mướt.

(Một ngày nào lá sẽ vàng úa dưới chân và chúng tôi sẽ khác xưa. Hạnh phúc cũng vậy. Nàng là con gái Bắc, nên tôi yêu luôn Hà Nội dù chỉ nghe tên mà không biết thành phố ra làm sao. Nhưng h́nh như trong ḷng đêm vẫn c̣n vang đọng mùi hương Hà Nội và bóng trăng cười làm dợn sóng Hồ Tây).

Chưa một lần tôi biết về Hà Nội của nàng. Nghe nói mùa thu những trái sấu c̣n non đong đưa bên cửa sổ khi nàng đang ngồi học bài. Những cánh hoa gạo tháng ba cũng vừa rụng xuống ? Nàng không nhớ v́ cũng như tôi, năm 4 tuổi nàng theo gia đ́nh vào Nam, chưa kịp nhuộm ḷng ḿnh bằng một màu hoa đỏ. Những cửa ô không kịp cựa ḿnh đă vĩnh viễn nằm yên trong trí nhớ. Ga Hàng Cỏ ngày ra đi có gió mùa đông bám trên bờ vai xuân th́ để nghe thèm một bếp lửa. Những bước chân trần trên bờ cỏ khát khao một thời luyến ái. Mọi thứ như cánh chim bay lạc mất trong vườn quá khứ nhỏ nhoi của nàng.

Mưa không dứt hạt. Tôi và nàng ghé vào một quán nhỏ ngồi đợi mưa. Ly cà phê cho tôi và ly đá chanh muối cho nàng. Vài chiếc xích lô vụt qua, ném xuống ḷng đường những người khách lở bước, không biết phải về đâu. Họ đứng chôn chân dưới mái hiên. Một vài người khác miển cưởng ngồi xuống ghế sát hành lang, hứng những ḍng mưa níu tay đêm phơi phới. Người đàn bà chủ quán lui cui pha cà phê dưới bếp. Đứa con trai phục vụ chạy tới chạy lui bằng những bước chân như người có khinh công, miệng lập lại lời kêu gọi của khách hàng: “Ly bạt xỉu và hai điếu Capstan”... “Cho thêm b́nh trà”... “Tính tiền bàn số 3”...

Ng. bé nhỏ dịu dàng ngồi bên tôi. Khói thuốc từ những người ngồi kế bên tỏa ra nhiều hướng, không thể bay ra ngoài nên cuối cùng đậu xuống trên mặt bàn. Vài sợi lơi lả bám trên tóc nàng. Có một nơi chốn dành riêng cho hai chúng tôi và cũng từ một nơi chốn riêng tư như vậy, ḍng đời đă cuốn chúng tôi vào nhau. Đâu đó từ nơi góc pḥng vẳng ra lời ca Thanh Thúy. Tíếng ca mộng mị liêu trai chuyên chở một tâm sự bề bộn của đêm và những góc phố buồn. Bài hát “Nửa Đêm Ngoài Phố” không hẹn mà đi thẳng vào ḷng người.

”Buồn vào hồn không tên
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn đời

Để rồi làm sao quên
Biết tên người quen,
Biết nẻo đi đường về
Và biết có đêm nao ta hẹn ḥ
Để tâm tư những đêm ngủ ... không yên

Nửa đêm lạnh qua tim
Giữa đường phố hoa đèn
Có người măi đi t́m...
Một người đi không hẹn đến mà tiếng bước buồn thêm...
Tiếc thay hoài công thôi

Phố đà vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thề
Để người không gặp nữa, về nối giấc mơ xưa...

Ngày buồn dài lê thê,
Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu t́m về
Làm rét mướt qua song len vào hồn
Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi...
Đời c̣n nhiều bâng khuâng

Có ai v́ thương góp nhặt tâm t́nh này
Gởi gấp đến cố nhân muôn nụ cuời
Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi...”

Những năm 60, lúc tôi c̣n đi học và đi lính, Trúc Phương là một nhạc sĩ có những bài hát hay thời đó. Nhạc của ông luôn có những câu trùng lập bên cạnh những vần điệu luyến láy mới mẻ. Gần mười năm lính tráng, tôi hầu như thuộc rất nhiều bài hát của Trúc Phương và khám phá ra rằng tâm hồn của tôi cũng băn khoăn rối bời như chính người nhạc sĩ. Khi người ta đi qua một đau khổ, người ta sẽ cảm thông được những khao khát một màu hoa thủy chung. Qua tiếng hát của Thanh Thúy, tôi đă có những đêm ngày ủ ê một t́nh yêu thiếu vắng hạnh phúc. T́nh yêu từ những tác phẫm của ông không t́m ra một bờ bến ngọt ngào. V́ đàng sau một đời mưa, trái tim ông ướt đẫm những phiền muộn...

Đêm đó nàng nằm bên cạnh tôi sau khi từ quán cà phê trở về. Ở một nơi nào đó trong tâm hồn của hai chúng tôi tưởng chừng đă ngủ yên, bỗng cựa ḿnh thức dậy. Ngoài thềm mưa, giọt nước tí tách rụng xuống mái hiên của căn gác trọ nghèo. Tiếng mưa như tiếng thở dài từ một mùa chia tay, sau những nổi trôi đời lính. Ḷng cứ nhủ đừng để mưa làm buồn, nhưng vẫn nghe tiếng mưa chạy dài qua phố. Đêm Sài G̣n nghèn nghẹn tiếng ṿng bánh xe nhà binh trong giờ giới nghiêm. Đôi lúc tiếng nấc nghẹn của hỏa châu rồi bùng lên giữa trời đêm, soi sáng một góc tường đang xô lệch những chăn gối.

Có những nổi đau không tên dù chúng ta đang kề cận bên nhau. Sài G̣n vừa đánh rơi một người con gái. Nàng khóc trên vai tôi. Những con mưa lũ trong ḷng nhau sẽ làm ướt một trái tim đang chất ngất hạnh phúc buồn rầu. Tôi muốn nói cùng nàng rằng mọi thứ rồi sẽ qua. Rằng sẽ không c̣n ai gơ cửa ngôi nhà t́nh yêu của chúng tôi để báo động một chia ly băo bùng. Dù chiến tranh vẫn hiện diện mỗi ngày.

Khi nàng biết tôi, nàng là một thiếu nữ đang học năm đệ nhị tại trường Nữ Trung Học Bảo Lộc. Tôi không nhớ hết mọi hoàn cảnh đưa đẩy tôi quen nàng. Nhưng chắc không ngoài những chờ mong sôi nổi mà một người lính có thể chạm tới được.

Một bài tạp ghi tôi viết cho thành phố mà tôi đang trú đóng, nơi chứa chất những non trẻ của nàng. Nơi mà nàng đi về mỗi ngày trên con đường mù mịt màu sương và chiếc áo len tím mơ màng như một đài sim vừa nở hết xuân th́. Bài viết có tên là “Bảo Lộc, Thiên Đàng Tím”, tôi gởi đăng trên nguyệt san Tinh Hoa, một phụ bản riêng của nhật báo Sống. Chủ đề tờ báo chứa đựng T́nh Yêu, do Tú Kếu và Trần Dạ Từ chủ trương. (Tú Kếu - Trần Đức Uyển đă chết tại Sài G̣n. Trần Dạ Từ hiện nay đang điều hành tờ Việt Báo tại quận Cam). Một tác giả cùng thời với tôi ngày đó là Nguyễn Kim Phượng. Anh có những bài viết mượt mà và rất trau chuốt.

Bài tạp ghi lọt vào mắt những nữ sinh Trung Học Bảo Lộc, trong đó dĩ nhiên có nàng. Ngày đó tôi không chờ đợi một hồi đáp rực rỡ nằm đàng sau những trang văn chưa kịp trưởng thành. Tôi viết bằng những cảm xúc chân thật khi đi xuống cuộc đời. Những suy nghĩ cùng những kinh nghiệm mới mẻ của người lính vừa mới rời khỏi quân trường. Trong đó dĩ nhiên c̣n có những đêm hoang la cà nơi các quán cà phê, những t́nh khúc trộn lẫn với sương mù và bay theo khói thuốc. Với những t́nh yêu thai nghén trên những bước chân ốm đói cơ hàn.

Từ những đêm dật dờ trong các quán cà phê (trong đó có một quán quen thuộc có tên là Anh Đào- dù quán tầm thường và rất cải lương, không dính dáng ǵ đến một loài hoa từng là biểu tượng của thành phố cao nguyên thơ mộng), tôi trở về trại lính, từ chiếc bàn viết lạnh căm lướt thướt giá rét, tôi viết xuống dễ dàng. Đêm khoáng đạt bên ngoài và sương mù mờ mịt như muốn chôn vùi thành phố nhỏ bé của tôi và nàng trong cái sâu thẳm mênh mông, tôi để khao khát non yếu của ḿnh trôi trên những trang giấy lấy từ bàn đánh máy chữ. Nhưng t́nh yêu đă bay bổng lên khỏi những hàng ăng teng nơi doanh trại.

Như đă nói ở trên, bài tạp ghi định mạng của tôi đă lọt vào mắt nàng. Một cô gái hồn nhiên lớn lên giữa những luống trà xanh um và những vườn bơ đầy trái thoáng chốc đă không c̣n hồn nhiên. Thoáng chốc nàng đă biết băo bùng... (nàng đến t́m tôi, một đêm dài băo bùng.../ câu hát của ai ngày đó?)

Những ngày tháng khô lắng cùng sách vở, giấy mực đă không c̣n nửa. Bù vào đó những bước chân dẩm lên những tan hoang rách nát. Nàng đi về một ḿnh và mang theo giông băo trên vai.

Người ta đồn đại và xầm x́ to nhỏ về t́nh yêu của tôi và nàng. Về những con đường, những góc phố liều lĩnh hẹn ḥ. Chúng tôi chia nhau mọi điều ta thán lẩn bao dung, như một nhánh sông trân ḿnh chảy qua những khúc quành nhức nhối.

Nhiều năm sau, từ căn nhà đường Heatherglen, thành phố Austin, Texas, tôi mường tượng ra dung nhan nàng cùng một đêm rối bời hạnh phúc. Đêm tháng mười vừa lướt thướt những cơn mưa, cùng giá lạnh trôi về làm nhớ một bàn tay. Những hương hoa ngoài vườn vội vàng bay đi, và t́nh yêu cũng vậy, không c̣n đọng lại một chút nào. Mọi thứ đều lỡ làng. Khi tôi hiểu về cuộc đời, khi tôi hiểu về nàng, cùng những nắng lên, mưa xuống mỗi ngày, th́ tôi và nàng đang ở hai đầu cuộc sống. Sự xa cách làm xốn xang đến nỗi gió cũng không thể mang đến cho nhau những lời ta thán.

Mùa thu đến không chào hỏi cũng như ra đi không một lời từ biệt. Người đàn ông già ngồi nh́n chiếc bóng ḿnh trên tường nghe xa vắng một lời chim.

Thành phố tôi đang sống quen thuộc từng con đường. Cây dâu già trắng bệt như màu da người chết mỗi mùa thay lá một lần. Vậy mà tôi yêu mến nó lạ kỳ. Có những con bướm màu hạnh phúc bay chập vào nhau cùng với ánh nắng nhấp nhô trên bờ tường vôi rữa. Rồi cũng những đôi bướm đó, chúng lại rời nhau, mất dấu.

Cái thời nông nổi ấy tưởng chừng muốn quên, nhưng sao lại cứ nhớ? Tiếng chân mưa vuột ngă trên bờ cỏ mộng mị, như giọt mồ hôi trên ngực nàng đêm về sáng. Người thiếu nữ dấu ái từng đi về phía tôi, qua những mênh mông dâu biển, từng ghim xuống ḷng tôi những dấu kim đau buốt, v́ hờn giận, v́ mưa nắng vơ vàng. Những điều đó, chỉ có khả năng làm tôi yêu nàng nhiều hơn sau này và đồng thời làm tăng trưởng một t́nh yêu đang sắp trở thành thảm kịch.

Đâu rồi nụ cười hồn nhiên và tia nh́n ngút lửa khi nàng ngồi bên tôi? Qua vai nàng, những đời xe chạy đuổi nhau trên nhịp cầu ṿng vo bắt ngang một giao lộ hối hả màu nắng mai. Và những ngày như vậy gió cứ miên man thổi vào cửa kính xe, trên ghế ngồi bên cạnh sợi tóc ai nằm vương vải?

Tháng mười, có ngày lể Halloween. Tôi đi làm về chạy xe ngang qua đường 79. Con đường này cách đây vài năm toàn là cánh đồng và trang trại hai bên. Những ụ rơm tṛn vo nằm chờ đợi mùa đông và mai đây người làm vườn sẽ chở đem về cho bầy ḅ của họ. Vài phố xá nhộn nhịp báo hiệu một nền kinh tế hồi sinh. Vài siêu thị bề thế mang tên Wal Mart, HEB đă sừng sững mọc lên, bất ngờ như một câu chuyện cổ tích. Một quán cà phê Starbucks dành cho dân uống cà phê sành điệu cũng có mặt. Vài ngôi nhà thờ Tin Lành có mái nhọn chỉa lên trời nằm sâu phía trong, dưới những tàn cây rợp bóng mát. Nhưng đó là tháng mười của 2 năm về trước.


Bây giờ ai đó đă bày ra những trái bí vàng khô. Chúng tràn lấn xuống gần lề đường như kêu gọi mọi người đừng quên một mùa lễ bề bộn những thương tích. Trong đó, hàm chứa bao điều gẫy đổ nghi hoặc mà con người không thể san sẽ hay vượt qua. Trong đó hạnh phúc cũng hóa thân thành bất hạnh để bay lên cùng với những v́ sao mờ ăo cuối trời. Những tin tức trên báo chí và trên truyền h́nh loan đi những dấu hiệu của một thời kinh tế suy thoái. Những chỉ số ăm đạm từ thị trường chứng khoán Nữu Ước làm sụp đổ những hi vọng và kéo theo những vàng son tơi tả. Những thanh niên không nh́n ra phương hướng trong khi những người già th́ sụp đổ niềm tin. Mọi thứ, có vẽ như đang nằm trên đường bay của một mũi tên đang rụng xuống vực thẵm.

T́nh yêu, trong một nghĩa nào đó cũng lặng lẽ không lấp lánh mơ màng như ḍng sông trôi dưới một mùa trăng. T́nh yêu đang mệt lă những môi cười. T́nh yêu đó cũng đang giáp mặt với thời gian lạnh giá.

Lát nửa đây đêm sẽ thắp nến và phố xá lên đèn. Và có lẻ nơi cuối cùng của bầu trời kia, có mụ phù thủy già đang bay trên một cây chổi. Đôi mắt soi mói nh́n xuống cơi nhân gian buồn bă với ḷng khô tạnh. Và những vết răng nhọn từ môi miệng bà cắm ngập những buồng tim non yếu.

Tháng mười cũng c̣n có một ngày quan trọng là sinh nhật nàng.

Sinh nhật một t́nh yêu bên ngoài tầm tay. Tôi ngồi viết xuống những câu thơ dài lê thê. Dài hơn tất cả những cơn mưa từng đi qua trong cuộc đời. Cho dù thời gian bị chẻ ra khoảnh khắc và không gian chật chội không dấu hết một trái tim đau, th́ chúng tôi cũng không thể nào bay đến được gần nhau để nhập thành một khối. Có một khoảng trống mênh mông giữa tôi và nàng. Nếu đời sống luôn hàm chứa một nổi đau tuyệt vời, và nếu tôi biết hôm nay tôi không c̣n có nàng bên cạnh, th́ chắc ngày xưa tôi không thể trang trải được ḷng ḿnh lên giấy.

Hoa sứ vẫn ngát nồng mùi thơm trên hông nhà bưu điện. Nàng đi về thầm lặng như một chiếc bóng. Nàng mang theo những chiếc lá vàng của mùa thu trong ḷng ngực run rẫy. Bờ môi nào đắn đo một nụ hôn và trái tim tinh khôi chưa một lần lầm lỡ. Như tờ giấy trắng chưa đọng xuống một vết mực làm trở trăn một giấc mộng.

Một lần tôi mua cho nàng một CD nhạc, trong đó có mười hai t́nh khúc của Trúc Phương, do Thanh Thúy hát. Tôi không nghĩ tiếng hát hay lời nhạc sẽ gây cho nàng một cảm xúc mới mẽ. Nhưng tôi biết trong tâm hồn nàng từng có một chỗ dành cho tôi.

Tôi ghi dấu xuống bài hát “Nửa Đêm Ngoài Phố” bằng viết mực đen. Tôi tin rằng mỗi một t́nh yêu luôn có một mùi vị riêng làm cho hai kẻ yêu nhau biết định hướng t́m về với nhau, dù những phấn hoa bay mờ những nẽo... Biết đâu?


“Ngày dài buồn lê thê
Có hôm chợt nghe, gió lạnh đâu t́m về.
Làm rét mướt qua song len vào hồn
Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi...
đời c̣n nhiều bâng khuâng...”


Phạm Ngũ Yên

Like Like x 2 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 655
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Bài viết về tác phẫm nhạc
« Reply #4 on: September 16, 2021, 10:05:03 am »



Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh về với Chân trời tím


Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím.
Nghe gió êm qua trái tim từng hoàng hôn
Anh chỉ muốn duyên t́nh hai chúng ta
Như ánh sao cao vút cao xa trần gian.

Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím.
Gom hết mây hai đứa xây lâu đài yêu
Xin không thiếu trăng vàng trên tóc em
khi ánh sao trời đầy mắt người yêu

Anh v́ lửa khói quê hương, đường hun hút biên cương, một ḿnh ngắm trăng suông
Anh về bên ấy thương mong
Từng chiều rớt bên sông, em có mơ ǵ không?

Anh chắc em mơ về nơi chân trời tím.
Nghe đáy tim mơ ước khi ta tṛn đôi
Xin yêu ái muôn đời không lẻ loi
như sắc mây chân trời tím chiều rơi.

----------

Như nhiều người đă biết Trần Thiện Thanh có hai tên: một tên thật cho sáng tác nhạc và một biệt danh Nhật Trường là ca sĩ khi đứng trên sân khấu. Bạn bè thường vẫn gọi anh là Nhật Trường, chứ ít ai gọi tên "cúng cơm."

Trong số những ca khúc của anh có "Chân trời tím," anh làm ngay sau khi đọc truyện dài đó của tôi và tôi nhớ không lầm th́ người hát đầu tiên bài này là nữ danh ca Minh Hiếu và đó cũng là một ca khúc thành công nhất của cô. Nhưng tôi lại nhớ rất rơ là hồi đó, vào khoảng những năm 1966-67, mỗi khi tôi đi cùng các bạn lên vũ trường Paramount hoặc Đại Nam của ông chủ Tú Vopco th́ Minh Hiếu thường hát bài này. Nhật Trường c̣n cẩn thận ghi thêm cả một đoạn tôi để ngay trang đầu của truyện dài "Chân trời tím" và Minh Hiếu cũng không bao giờ quên đọc lời giữa ca khúc như một lời nhắn gửi cho một cuộc t́nh không bao giờ đến đích:

"Anh yêu những chân trời tím; màu tím thắm thiết của yêu thương, của hai đứa chúng ḿnh đi vào t́nh yêu, đi vào kỷ niệm. Anh sẽ đưa em tới đó, anh sẽ sống bên em như màu tím và chân trời, nhưng anh biết không bao giờ chúng ḿnh tới đó. Nghe như tiếng thở dài của những người yêu nhau nhưng lại biết chắc rằng tất cả chỉ là vô vọng. Họ gặp nhau quá muộn hoặc... có hàng ngàn lư do để họ không bao giờ được ở bên nhau. Một thời bản nhạc đó cũng đă vẫy vùng trong làng ca nhạc của miền Nam VN. Nhưng có nhiều người hỏi tại sao một bản nhạc hay như thế lại không phải là nhạc chính cho phim. V́ Trần Thiện Thanh không bán ca khúc cho hăng phim hay v́ một lư do nào khác?

Chuyện tréo ngoe

Khi Trần Thiện Thanh cho tŕnh làng bản nhạc đó th́ chưa bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện làm phim "Chân trời tím." Một hai năm sau, hăng phim Liên Ảnh mới được ông Tổng giám đốc Quốc Phong tập hợp lại để làm phim. Bản nhạc của Trần Thiện Thanh ra đời được mấy năm nên đă trở thành cũ. Trong khi Liên Ảnh có tới 7 ông chủ hăng phim nên mỗi người một ư, nhiều ông muốn có một bản nhạc mới cho cuốn phim CinemaScope đầu tiên ở VN. V́ thế nên họ quyết định nhờ Phạm Đ́nh Chương làm nhạc chính cho phim. Bởi vậy mới có chuyện tréo ngoe là bản nhạc Chân Trời Tím th́ không phải là nhạc chính cho phim, thay vào đó là "Nửa hồn thương đau" của Phạm Đ́nh Chương với câu mở đầu "nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt, chỉ thấy ḷng nhớ thương chất ngất..." Tôi cho rằng Hoài Bắc cũng gửi tâm sự thật sâu kín nhất của ḿnh vào ca khúc đó.

Với tôi, cả hai bản nhạc đều có giá trị rất riêng nhưng cùng một tâm sự và đều xứng đáng là nhạc chính của phim. Tuy nhiên, nếu tôi có toàn quyền chọn ca khúc cho phim th́ tôi chọn "Chân trời tím" của Trần Thiện Thanh và người tŕnh bày ca khúc là Minh Hiếu. Bởi dù sao bản nhạc đó cũng đánh dấu thời kỳ ra mắt của cuốn truyện và nó cũng đă góp phần vào việc làm cho cuốn truyện được nhiều người biết đến và nhắc đến hơn. Nhưng tôi không có quyền hành ǵ trong việc lựa chọn này. Tất nhiên nói như thế không phải không thích nhạc Phạm Đ́nh Chương mà thật ra tôi "mê" nhạc của Chương hơn cả nhiều ca khúc tiền chiến khác. Trong đó tôi mê bài anh phổ nhạc thơ Đinh Hùng: "Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng, có người con gái đẹp như trăng. Tóc xanh ủ bóng dừa hoang dại, âu yếm nh́n tôi không nói năng..."

C̣n nhạc Trần Thiện Thanh tôi lại thích "Khi người yêu tôi khóc." Lần đầu nghe bản nhạc này xong, tôi gặp Nhật Trường bèn gật gù ngay: "Bản nhạc của ông làm tôi buồn suốt buổi tối hôm qua đấy." Nhật Trường thủ thỉ: "Tôi c̣n buồn hơn ông." Suy nghĩ một chút anh "tổng kết" những cuộc t́nh: "Cái số tôi cứ đụng yêu là muộn ông ạ." Tôi "triết lư vụn:" "Yêu muộn cũng có cái thú của yêu muộn chứ ông tưởng cứ yêu sớm là hạnh phúc cả hay sao." Nhật Trường nhún vai: "Nhưng dù sao cũng đỡ vất vả, chứ tôi thấy cái thân tôi mỗi lần hẹn ḥ là một lần phải bày binh bố trận như sắp ra chiến trường. Chiến thuật chiến lược phải tinh thông. Hồi hộp lắm." Tôi hiểu Nhật Trường muốn ám chỉ điều ǵ. Tôi nháy mắt móc ḷ: "Suy cho cùng th́ đôi khi chính anh cứ t́m lối đoạn trường mà đi."

C̣n tôi, tôi thích phóng xe giữa xa lộ. V́ thế nên có ông bảo tôi "nhiều tàu" chứ các ông ấy cứ đàng hoàng dắt tay nhau đi giữa phố, phóng xe ra xa lộ cho mọi người cùng nh́n giữa thanh thiên bạch nhật, đừng có "múa vơ trong bóng đêm" hay nói như nhà văn Tạ Quang Khôi là những anh chuyên đi "lái ké," chưa biết chừng có ông c̣n nhiều tàu gấp hai tôi."

Sự cảm thông

Khi tôi về làm việc tại Đài Phát tanh Quân Đội, Nhật Trường làm việc tại Pḥng Văn Nghệ Cục TLC. Tôi gặp anh để ngỏ ư xin anh về Ban nhạc của Đài Phát Thanh cho đúng với khả năng của anh, nhưng anh từ chối với lư do "làm ở pḥng Văn Nghệ dễ chịu hơn, giờ giấc không trói buộc." Sau đó anh nhỏ nhẹ nói tiếp: " Thật ra ông mới về nên chưa biết chứ ở bên Đài nhiều chuyện phức tạp lắm. Mà tôi th́ không muốn dây dưa, không muốn cạnh tranh với ai cả."
Tôi thông cảm ngay bởi hồi đó Pḥng Văn Nghệ của Cục TLC chiếm một gian nhỏ ngay sát với Đài Tiếng Nói QĐ. Công việc của các nhân viên có phần nhàn nhă hơn, không cứng nhắc và đôi khi xô bồ tấp nập như không khí hàng ngày của Đài phát thanh. Tuy vậy tôi và Nhật Trường vẫn có nhiều dịp gặp nhau. Mỗi khi anh có một bản nhạc nào mới, anh thường sang khoe với tôi và tôi cũng có nhiều vấn đề về nhạc của Đài cần có ư kiến của anh. Dù không hay đi ăn đi chơi với nhau, nhưng t́nh cảm vẫn gần gụi.

Tôi nhớ vào một đêm rằm Trung Thu, xe tôi bị hư, Nhật Trường phải trực ngoài cổng cơ quan nên tôi mượn xe anh đi. Giữa đường, xe cũng hư nốt. Thế là nguyên một đêm Trung Thu tôi phải sửa luôn một lúc hai cái xe.

Một người thầm lặng

Có một thời kỳ Nhật Trường "được" biệt phái lên Quân đoàn 2 ở Pleiku. Anh lẳng lặng đi không nói với ai nửa lời dù biết rằng "đi là chết ở trong ḷng một ít." Khi tôi biết th́ mọi chuyện đă muộn. Cho đến nay tôi vẫn c̣n ân hận v́ điều này. Nhưng bản tính Nhật Trường là như thế. Anh không bao giờ cần nhờ vả ai, không cần ai giúp ḿnh bất kể về phương diện nào.

Cho đến khi tôi ở "trại cải tạo" ra, đó là năm 1987, Nhật Trường vẫn ở Sài G̣n. Anh nhắn vài người bạn và cho tôi số điện thoại nhà anh. Hồi đó dân Sài G̣n có được cái điện thoại là bảnh rồi. Tôi điện thoại cho Nhật Trường, anh cho biết là đang ở bên Bến Phạm Thế Hiển và ngỏ ư đón tôi sang chơi. Nhưng rồi tôi quá bận rộn v́ mưu sinh nên chưa có th́ giờ sang chơi với anh được. Lần thứ hai anh nói: "Tôi nhớ "Chân Trời Tím" lắm." Chúng tôi cùng hiểu anh nhớ những ǵ, không hẳn là chỉ có thế, c̣n cả một quăng đời chúng tôi sống cùng nhau. Lần sau cùng anh điện thoại cho tôi, không nói là ḿnh đi Mỹ, anh có vẻ ngập ngừng rồi bùi ngùi: "Có lẽ c̣n lâu tôi mới gặp được ông, tôi về quê sống ông ạ." Tôi hỏi lại: "Nghe nói ông sống dễ chịu lắm mà." Nhật Trường buồn bă: "Chỉ là cái bề ngoài thôi, bây giờ th́ chịu hết nổi rồi, tôi về quê cho khỏe, ông cứ biết thế thôi." Ừ th́ biết thế, anh em lúc này mỗi người một hoàn cảnh riêng, làm sao biết được đằng sau cuộc sống là những ǵ. Song tôi vẫn cứ nghĩ là anh về Phan Thiết v́ từ lâu tôi vẫn nghe nói "quê hương bản quán" của anh là xứ sản xuất ra nước mắm nổi tiếng này. Phải một thời gian sau tôi mới biết là anh đi Mỹ và ở lại đó.

Bẵng đi một thời gian dài, tôi không được tin tức của Nhật Trường và trong những cái CD "nhạc hải ngoại" bày bán ở Việt Nam cũng ít thấy anh xuất hiện.
Đến nay th́ được tin anh đă vĩnh viễn ra đi. Cái tin buồn ấy đến với tôi quá muộn và cũng chưa có ǵ là chắc chắn. Tôi điện thoại hỏi Trần Thiện Hiệp hiện đang ở Thủ Đức. Từ lâu nay tôi cứ yên trí Hiệp là anh ruột của Trần Thiện Thanh.

Hiệp xác nhận cái tin đó và cho biết thêm ngày 19-5 ở Mỹ mới làm lễ hỏa thiêu và sẽ đưa tro cốt về Lâm Đồng. Cho đến khi tôi viết bài này (ngày 22-5) Trần Thiện Thanh vẫn chưa trở lại với quê hương. Lúc này tôi mới biết thêm Hiệp là anh em thúc bá của Nhật Trường. Hiện nay bà mẹ Trần Thiện Thanh đă ngoài 80, vẫn c̣n đang sống ở Lâm Đồng bên cạnh nhà cô em gái anh là Như Thủy. Căn nhà đó do chính Nhật Trường đă làm ra từ thời xưa, đối diện với cái sở Nông Lâm Súc ngay đại lộ. Họ hàng nhà Trần Thiện hiện đă tề tựu đông đủ để nhờ chờ đón người con trở về đất mẹ.

Trần Thiện Hiệp kể lại về người em của ḿnh: "Nó đào hoa từ nhỏ đấy ông ạ. Ngày xưa tôi với nó sống chung và học chung. Nhưng nó chỉ mê đàn địch suốt ngày. Đến nỗi ông chú tôi nện nó một trận vỡ bung cả cái thùng đàn guitar. Cho nên, anh em sau này mỗi người một chí hướng, nhưng rồi cũng gặp nhau ở cái duyên thơ nhạc. Nó phổ nhạc bài thơ "độc hành" của tôi và làm trong cassette đầu tiên khi đặt chân đến đất Mỹ. Gần đây nghe tin nó bệnh nhưng không ngờ nó "đi" nhanh thế. Chúng tôi cùng bùi ngùi nhớ h́nh ảnh một người nghệ sĩ hiền hậu, có cuộc sống gần như lặng lẽ, nhưng có những đợt sóng ngầm và đời sống nội tâm khá dữ dội. Tôi nghĩ đến bà mẹ già giờ này vẫn mong ngóng đón đưa con trở về, ngoan ngoăn, yên lặng, nằm lại trong ṿng tay mẹ như tưổi ấu thơ, không bao giờ đi nữa.


Like Like x 2 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 655
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Bài viết về tác phẫm nhạc
« Reply #5 on: September 25, 2021, 12:43:01 pm »

Người t́nh trong "Không" của Nguyễn Ánh 9.


Vài nhạc sĩ kháo nhau, nếu trong chuyến đi Nhật biểu diễn tại hội chợ Osaka ( Nhật ) vào tháng 8 năm 1970 - Khánh Ly không hỏi "C̣n thương nó không bạn?", ư muốn hỏi về một người t́nh của Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Câu hỏi như động thấu tâm can khiến Nguyễn Ánh 9 đang đau khổ v́ thất t́nh như rúng động - Chỉ vài giờ đồng hồ sau, ông viết xong nhạc phẩm với tựa "Không, Không... Tôi Không C̣n Yêu Em Nữa". Bản nhạc được tác động thêm cảm hứng từ ca khúc Non, Non, Je ne t'aime plus của Christopher.
Về sau, Nguyễn Ánh 9 chỉ c̣n giữ lại chữ "Không", duy nhất.

Khi nhạc phẩm "Không" được phổ biến, tên tuổi Nguyễn Ánh 9 được nhiều người hâm mộ biết đến. Từ đó, ông thật sự có cảm hứng sáng tác thêm, như: "Ai đưa em về", "Một lời cuối cho em", "Chia phôi", "Không 2", "Trọn kiếp đơn côi" ... , Nhưng, h́nh như người ta chỉ nhớ nhiều "Không" - Bản này cũng trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương.

T́nh ca thường gắn liền với người t́nh - nhân vật này thế nào khiến ông nhạc sĩ đặt những lời ca quá thống thiết ác liệt ?

Mới đây, ông chịu hé lộ...
“ 18 tuổi, tôi gặp mối t́nh đầu. Hai người t́nh thơ trẻ bị cuốn vào niềm đam mê choáng váng và mănh liệt. Nhưng dường như là số phận, những mối t́nh quá đẹp, thường khó vẹn toàn. Gia đ́nh cô gái không đồng ư cho con ḿnh yêu anh nhạc sĩ nghèo, sống lang bạc kỳ hồ. Ngăn không được ḷng đôi trẻ, cha mẹ cô dùng kế ly gián, gây nghi ngờ hờn giận cho hai người. Để cách ly, cô ấy bị bố mẹ bắt sang Pháp sống, ḥng ngăn cản mối t́nh “ rồ dại” với chàng nhạc sĩ…

Trong tâm trạng tan nát, bẽ bàng v́ lầm tưởng bị người t́nh phụ rẫy, tôi viết bài Không với những lời như từ chối như cố quên. Sau này, khi tôi đă có vợ con, chúng tôi gặp lại nhau th́ mới vỡ lẽ rằng, trước đây, cô ấy bị bố mẹ giấu hết thư và không cho liên lạc với tôi. Đến bây giờ cô ấy vẫn sống một ḿnh với dư âm mối t́nh đầu.

- Hồi nhỏ tôi học rất giỏi, ba mẹ muốn tôi trở thành kỹ sư, bác sĩ, chứ không ưa nghệ sĩ. Ba cho tôi lựa chọn, một là làm theo bố mẹ, hai là ra khỏi nhà. Tôi đă chọn cách thứ hai.

- Cái tên Nguyễn Ánh 9 có liên quan ǵ tới mối t́nh này không, thưa ông?

- Đây là tên mà cô ấy đặt cho tôi. Khi tôi viết những bản nhạc đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đ́nh Ánh th́ dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh th́ lại trùng với tên của vua Gia Long. Bởi vậy, cô ấy bảo, chữ Nguyễn Ánh có 9 kư tự, mà số 9 theo quan niệm phương Đông là số may mắn, bởi vậy, nên lấy bút danh là Nguyễn Ánh 9.

- Sau khi biết người yêu đầu tiên vẫn cô đơn, cảm giác của ông như thế nào?

- Tôi có lỗi rất lớn với gia đ́nh bởi tới giờ tôi vẫn yêu người đó. Nhưng đó là một t́nh yêu rất xa. Mỗi khi buồn tôi lại nhớ tới những kỷ niệm xưa và nỗi buồn qua đi. Người ấy đă lấy thành công của tôi để làm niềm vui cho ḿnh. Nghĩ tới điều này càng làm tôi buồn thêm. Tất cả t́nh khúc của tôi chỉ dành cho người ấy.

- Một t́nh yêu đẹp thế có làm vợ ông chạnh ḷng?

- Chắc là vợ tôi cũng khổ lắm, nhưng cô ấy rất dễ thương. Cô ấy hiểu và không trách móc, thậm chí c̣n an ủi tôi. Vợ tôi quá tuyệt vời, thành ra tôi cảm thấy có tội với cả hai người. Hạnh phúc của tôi là có được một t́nh yêu chân thực, một người vợ hiền và những đứa con ngoan. Thế là quá nhiều với một con người rồi.

- Sáng tác nhạc bằng chính nỗi đau của ḿnh phải chăng là một sự hành hạ bản thân?

- Mỗi lần sáng tác, tôi đều mong có người ấy ở bên cạnh và cảm giác thường trực của tôi là xót xa. Tôi cố gắng có được thành công để người đó thấy rằng sự hy sinh của cô ấy là xứng đáng…” (**)

Hăy bỏ qua những định kiến thường t́nh, để chúng ta cùng chiêm nghiệm, cùng chiêm ngưỡng một mối t́nh đẹp, tuyệt đẹp.
Đẹp, ở sự chung thủy về những kư ức ngọt ngào.Đẹp, ở một nhân cách cư xử của người vợ như hạt tinh khiết lưu ly không tỳ vết bởi đă vượt qua những nỗi ghen thường t́nh.
Đẹp, ở sự thật thà thẳng thắn đáng kính trọng của một người đàn ông:

…. “T́nh đầu là mật ngọt, là rượu say, là trọn vẹn nồng nàn, đắng nghét. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đă viết tất cả các t́nh khúc trong đời ḿnh từ dư âm ấy. Giờ đây, đă gần ở tuổi "cổ lai hy", nhạc sĩ vẫn c̣n choáng váng: Vết đau của t́nh đầu vĩnh viễn không nguôi dịu. Đôi khi tôi cứ nghĩ đó là nỗi đau trời cho. Nếu thành vợ chồng chắc ǵ t́nh yêu sống măi. V́ không có nhau trọn vẹn nên cô ấy măi trẻ trung, nhẹ nhàng và thanh cao, lúc nào cũng là thiếu nữ đôi mươi trong tâm hồn tôi. Kư ức về cô ấy là điểm tựa để tôi nương vào, giữ ǵn những ǵ trong lành nhất cho âm nhạc và đời sống của ḿnh".

Năm 1965, ông lập gia đ́nh và tin tưởng những dông băo của mối t́nh đầu sẽ ngủ yên. Chăm chút, trách nhiệm hết mực với vợ con, nhưng ông không giấu ḷng ḿnh: "Vợ tôi là một người phụ nữ dịu hiền nhân hậu, có lẽ chẳng người phụ nữ nào đủ vị tha và hy sinh cho chồng ḿnh như cô ấy. Tôi mắc nợ trọn kiếp với người bạn đời, bởi t́nh yêu đă vĩnh viễn câm lặng, trái tim tôi không c̣n cảm giác sau h́nh ảnh của mối t́nh đầu".

Năm 1974, ông gặp lại người t́nh xưa khi cô về Sài G̣n, cô vẫn một ḿnh, vẫn yêu ông và chẳng oán trách ǵ. Đă lỡ làng, có xót xa th́ cũng đành sống cho hết bi kịch một kiếp người. Họ lại xa nhau, lần này là măi măi, để vùi chôn những dấu yêu xưa cũ vào đáy ḷng ḿnh, nhức buốt, cho tới hơi thở cuối cùng.

Gần 40 năm kết tóc xe tơ, bà chưa từng dằn vặt chồng, luôn câm lặng chịu đựng, và chỉ nén khóc khi c̣n một ḿnh ngồi nghe lại những bản t́nh ca ông viết cho người phụ nữ kia.
Trong bi kịch này, bà mới thực sự là người bị tổn thương. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 coi vợ như là ân nhân của đời ḿnh, ông nói: "Càng về già, càng thương bà ấy hơn. Tôi "gác kiếm" c̣n v́ muốn có thời gian chăm sóc và bù đắp cho vợ. Tôi coi việc ấy là hệ trọng với những năm c̣n lại của đời ḿnh".

V́ thế, ông chẳng muốn đi đâu xa, sợ bà một ḿnh sẽ buồn, làm một việc nhỏ ông cũng tâm niệm dành kết quả và niềm vui ấy cho vợ. Ở tuổi xế chiều, ông đă thấy quư giá v́ được sống trọn đời bên một người phụ nữ, chẳng v́ lửa nồng t́nh yêu mà v́ hơi ấm bền bỉ, yên lặng và thiêng liêng của nghĩa nhân duyên. Thứ t́nh không ồn ào ấy đă cưu mang những lỗi lầm ông vung văi suốt thời trai trẻ.
Like Like x 2 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 655
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Bài viết về tác phẫm nhạc
« Reply #6 on: October 06, 2021, 09:17:44 am »


Màu Tím Hoa Sim - Sắc Màu Vĩnh Cửu


Tôi rất thích câu của Đặng Tiến trong Vũ trụ thơ khi viết về Nguyễn Du như sau: Nghệ thuật là những ǵ c̣n lại khi định mệnh bị bôi xóa. Quả đúng như vậy, điều làm nên sự bất tử của người nghệ sĩ là những ǵ họ để lại cho đời, cho dù để tạo nên những kiệt tác không chỉ bằng trí tuệ, tài năng, cảm xúc mà c̣n có cả máu, nước mắt và biết bao hệ lụy của một cuộc đời. Hữu Loan và bài thơ Màu tím hoa sim là một hiện tượng như thế.

Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa. Bài thơ Màu tím hoa sim được sáng tác năm 1949 khi người vợ trẻ của ông, bà Đỗ Thị Lệ Ninh, qua đời. Lần đầu tiên thi phẩm xuất hiện trên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính và măi đến năm 1990 mới được in trong tập thơ cùng tên của Hữu Loan. Phận số của thi nhân và bài thơ cũng trái ngang như câu chuyện t́nh yêu trong tác phẩm. Nhưng xưa nay cái đẹp có thể bị quên lăng chứ không bao giờ bị tiêu diệt. Màu tím hoa sim đă khẳng định sức sống của nó bởi đơn thuần bài thơ không chỉ là hoàn cảnh cá nhân mà nó đă trở thành một biểu tượng của t́nh yêu và cái đẹp, chiến tranh và mất mát chia ĺa, khát vọng hạnh phúc và bi kịch đời người…

Viết về người thật, việc thật nên t́nh cảm của nhân vật trữ t́nh ngập kín trang thơ. Bài thơ là một trời tâm trạng. Từ những ngày quen nhau t́nh yêu thầm lặng, thiết tha, êm đềm và giản dị như t́nh anh em; rồi đến phút giây hân hoan, vui sướng trong ngày hợp hôn; Và biết bao âu lo, nhớ thương trong tháng ngày xa cách; để khoảnh khắc bàng hoàng khi nhận tin người vợ hiền đă mất biến thành xa xót theo suốt một đời…Những xúc cảm đối lập, trái chiều tiếp nối như diễn tả tâm trạng khó thể nói hết thành lời của một người từ thiên đường ngọt mật rơi xuống đáy sâu của chín tầng địa ngục. Cuộc đời, t́nh yêu, hạnh phúc phút chốc vụt khỏi tầm tay, c̣n rớt rơi lại một cành hoa tím ghi dấu một thời. Bài thơ là tiếng khóc, là thương đau nhưng không bi lụy v́ nước mắt của t́nh yêu tan vỡ đă vẽ thành một loài hoa.

Hoa sim trong thực tại bước vào trang thơ và trở thành một biểu tượng t́nh yêu. Hữu Loan không ví von t́nh yêu là những đóa hồng kiêu sa lộng lẫy mà chỉ là một bông hoa rừng đơn sơ khiêm nhường. Vẻ đẹp riêng biệt của loài hoa dại này đến từ cái mỏng manh như t́nh yêu ngắn ngủi, đến từ cái màu tím làm xao xuyến ḷng người và đến từ một sức sống mănh liệt khi nó bất chấp cảnh hoang vu của núi rừng, khô cằn của sỏi đá, khắc nghiệt của thời tiết để dâng hoa cho đời. Bài thơ diễn tả những cung bậc t́nh cảm tăng dần tới đỉnh điểm nỗi đau khi trái tim vỡ ̣a ngàn mảnh gửi trong từng cánh sim tím ngát trong chiều hoang biền biệt. Màu hoa sim ở đây là một nguồn mỹ cảm v́ nó trở thành sắc màu thời gian, sắc màu thương nhớ. Dư âm của t́nh yêu, của cái đẹp và của niềm đau xót tràn trề suốt bài thơ tạo nên một sắc tím thủy chung, u buồn; bạt ngàn núi đồi, trùng trùng tiếc nuối…

Bài thơ ra đời khi mảnh khăn tang c̣n trĩu nặng, khi nước mắt chưa khô nên lời thơ bật ra từ trái tim nát tan rất chân thành, rất thực và điều làm thổn thức tâm hồn người đọc cũng chính từ điều rất thực đó. Vậy nên, nhịp điệu câu chữ trong thi phẩm gắn chặt với cảm xúc của nhân vật trữ t́nh. Thể thơ tự do tạo ra một hiệu quả thẩm mỹ trong việc bộc lộ tâm trạng. Nếu có thể chia bài thơ thành ba đoạn với các nội dung : phần 1- kể vê t́nh duyên của chàng vệ quốc; phần 2 – kể về cái chết của người vợ trẻ; phần 3 – niềm đau khôn nguôi của nhân vật trữ t́nh th́ cách tổ chức các câu thơ có nhịp điệu tương ứng. Cụ thể như sau: Phần 1chủ yếu tác giả sử dụng thể thơ 5 chữ diễn tả tâm trạng vui tươi hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ, nhịp thơ nhanh c̣n thể hiện không khí khẩn trương của lễ thành hôn diễn ra trong đợt nghỉ phép ngắn ngủi của người chiến sĩ. Đó c̣n là sự ra đi vội vàng của hạnh phúc. Ở phần 2, việc xen kẽ giữa câu thơ 2 chữ, 3 chữ và những ḍng thơ 7, 8 chữ thể hiện thật sâu sắc cái trái ngang, trớ trêu của phận số và đồng thời cũng bộc lộ tâm trạng bàng hoàng, đau đớn của tác giả. Đến phần 3, nhà thơ sử dụng chủ yếu những câu thơ 7, 8, 9 chữ tạo nên dư âm da diết, buồn thương, âm hưởng câu thơ kéo dài như niềm tiếc nuối vô bờ. Những câu thơ dàn trải làm nên một không gian mênh mang của những đồi hoa sim dài trong chiều không hết và một thời gian bất tận của những ngày hành quân.

Màu tím hoa sim hay không chỉ bởi những xúc cảm chân thành mà cái hay đến từ thi phẩm c̣n bởi nó gắn kết hài ḥa tính tự sự, tính kịch và tính nhạc. Đây là điều mà hiếm nhà thơ nào cùng thời với Hữu Loan làm được. Trước hết, Màu tím hoa sim là một câu chuyện t́nh lăng mạn của một người lính kể về t́nh duyên của ḿnh trên chặng đường hành quân. Đối tượng tự sự được giới thiệu ngắn gọn mà đây đủ : tôi và nàng, hoàn cảnh, t́nh cảm :

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
Xa gia đ́nh
Yêu nàng như t́nh yêu em gái


Câu chuyện của những anh lính san sẻ cho nhau trong rừng hoang sương muối, trong phút giây chờ giặc tới không chỉ nối kết t́nh đồng đội hay mong ước vợi bớt cô đơn mà c̣n như lời trối trăn cho chút yêu thương để lại cơi đời khi không biết ngày mai ai c̣n, ai mất. Vậy nên, đó là những ǵ riêng tư sâu kín nhất, chân thành nhất…phải chăng cũng v́ lẽ đó mà bài thơ đă phải chịu bao nỗi long đong và không ít lời chỉ trích khi nó ra đời?

Tính chất tự sự của bài thơ được thể hiện qua những sự kiện quan trọng mang dấu ấn đậm nét theo tŕnh tự thi phẩm. Đó cũng là cách kể của những ai khi mất mát người thân. Ta đă từng bắt gặp lối kể này trong thi phẩm Khóc Dương Khuê của cụ Tam Nguyên. Những sự kiện tái hiện trong kí ức lần lượt hiển hiện trên trang thơ vừa bộc lộ tâm trạng buồn đau trước sự mất mát không ǵ bù đắp nổi vừa vừa là những kỷ niệm đẹp đến tàn nhẫn của quá khứ khoét sâu vào mất mát hiện tại. Với Hữu Loan, quá khứ là màu áo tím dịu dàng, là mái tóc xanh người thiếu nữ, là nụ cười xinh xinh rạng ngời hạnh phúc của giai nhân và c̣n là vết bùn đất hành quân trên đôi giày người lính trẻ…


Ngày hợp hôn
Nàng không đ̣i may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo.


Cái xinh xinh và độc đáo được đặt trong tương quan với quân nhân, giày đinh, hành quân – T́nh yêu nảy nở và chịu thử thách trong thời chinh chiến. Các từ ngữ kết hợp lạ lùng báo hiệu những bất trắc, éo le không thể tránh thoát của con người. Bất ngờ sẽ xảy ra, chiến tranh là đồng nghĩa với mất mát, chết chóc, thương đau. Theo logic b́nh thường th́ người nơi chiến trận ắt sẽ phải chịu nhiều nguy hiểm. Nhưng cái bất ngờ của bất ngờ là không chết người trai khói lửa mà chết người gái nhỏ hậu phương. Cái chết ập đến quá nhanh đă tạo ra kịch tính trong thi phẩm. Tính kịch trong bài thơ thể hiện qua nhiều mâu thuẫn, trái ngang bám theo con người; trớ trêu do con tạo bày ra như khẳng định chân lư ngàn đời : Con người có đủ sức mạnh, niềm tin, nghị lực để vượt qua tất cả nhưng không thể vượt qua định mệnh. Bài thơ xất hiện nhiều h́nh ảnh, sự kiện đối nhau chan chát: Từ chiến khu xa / nhớ về ái ngại / lấy chồng thời chiến binh / mấy người đi trở lại - nhưng không chết / người trai khói lửa / mà chết / người gái nhỏ hậu phương; Má tôi ngồi - bên mộ con đầy bóng tối; Chiếc b́nh hoa ngày cưới thành b́nh hương; Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc / được tin em gái mất trước tin em lấy chồng…Nhưng cái bi đát hơn cả của con người là những niềm mơ ước giản dị đôi lúc lại trở nên quá xa vời không thể nắm bắt, cái ta có mà tuột mất tự bao giờ.



Như người con gái ấy chờ mong hạnh phúc, khát khao t́nh yêu và ngày trọng đại nhất một đời nàng cũng không đ̣i may áo mới; thế mà, người chồng sau lễ thành hôn phải ra trận; từng đêm trông chồng đă kết thúc bằng nấm mồ tàn lạnh. C̣n người lính chiến chợt nghe câu ca dao xưa để nhận ra nỗi bẽ bàng của t́nh duyên : Áo anh sứt chỉ đường tà / vợ anh mất sớm mẹ già chưa khâu. Không phải là câu ca t́nh tứ thủa nào của chàng trai mượn sợi chỉ vá áo để kết duyên tơ hồng mà câu ca dao khi mang vào bài thơ nó được chứa đựng thêm nghĩa mới. Áo sứt chỉ như t́nh yêu dở dang, như cuộc đời đứt đoạn, như vết thương không được vá…v́ thế cuối bài h́nh ảnh này được Hữu Loan lặp lại ở mức độ cao hơn:


Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu.


Dù lâu mà vết thương chẳng nguôi ngoai, đường chỉ nát là sự côi cút của một con người, cái trơ trọi của kiếp sống được thể hiện qua câu kết hẫng hụt. Nhưng người đọc có thể cảm nhận được tâm tư người viết qua cái kết mở ấy. Nếu như lời ca dao xưa Áo anh sứt chỉ đă lâu bộc lộ niềm mong mỏi hạnh phúc đôi lứa khi thấy cần Mai mượn cô ấy về khâu cho giùm; c̣n với Hữu Loan, dư âm nỗi đau c̣n vọng măi theo thời gian mà thời gian không phải được đo bằng ngày, tháng, năm mà trở thành vô hạn được ghi dấu bằng bội số của chỉ nát và dù lâu. Trong cái bội số của thời gian ấy niềm hy vọng tàn lụi, dù hy vọng mong manh đến nỗi không thể gọi tên là hy vọng mà chỉ là ví vọng, với vọng; và có cố thắp lên một niềm tin bé nhỏ nhưng cũng chẳng biết gửi vào đâu…Ba câu kết ngẩn ngơ và dang dở đă kết thúc một cách hoàn hảo mối t́nh ngắn ngủi và thương tâm của thi sĩ. Nhưng hơn là một bi kịch cá nhân. Bài thơ gây xúc động cho người đọc bởi nó chứa đựng bi kịch muôn đời của thân phận làm người. Đó là sự đối chọi không khoan nhượng giữa khát vọng và hiện thực; giữa sự sống và cái chết; giữa t́nh yêu và định mệnh…Mà trong đó bao giờ giai nhân cũng mang một dự cảm chẳng lành về phận số. Màu tím người con gái yêu thích như nhuốm màu thiên định:


Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
Một ḿnh đèn khuya
Bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
Ngày xưa


Một đoạn thơ thật lạ so với toàn bài, bởi Ngày xưa được nhắc đến 3 lần. Ngày xưa không chỉ là kí ức chứa đựng thời gian mà c̣n như khắc họa một vẻ đẹp ngàn đời của người thiếu phụ. H́nh ảnh đêm khuya ngồi may áo cho chồng xuất hiện trong ca dao, trong thơ Trung đại là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam với phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó, khéo léo và đầy t́nh yêu thương…nhưng cũng là bao kiếp đời bạc mệnh của ngày xa xưa đó. Người con gái hiện lên qua đoạn thơ như một đóa sim rừng dịu hiền, nhỏ nhoi và mong manh quá! Làm sao cành hoa ấy chống chọi được băo tố cuộc đời? Đây c̣n là sự trùng hợp kỳ lạ giữa hiện thực và huyền thoại. Hữu Loan viết về những kỷ niệm có thật nhưng bản thân người thiếu phụ đă tự vận vào người cái phù du, hư ảo của kiếp sống để tạo thành một giấc mộng buồn. Huyền thoại về nàng tiên nữ xuống trần gian được hóa thân vào một loài hoa, câu chuyện về sự tích loài hoa tím đă mang đến cho bài thơ sắc màu liêu trai, huyền ảo. Và từ đó, trên bước đường hành quân, những đồi hoa sim trở thành nỗi ám ảnh như ẩn hiện dáng h́nh người vợ đă qua đời. Năm lần Hữu Loan viết về đồi sim với năm cung bậc khác nhau tạo thành một mảng màu ấn tượng với chỉ gam màu duy nhất :

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt…
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết…
Màu tím hoa sim tím t́nh trang lệ rớm
Tím t́nh ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím.


Chiều tím, hoa tím – tím cả không gian, tím cả hồn người. Điệp ngữ Những đồi hoa sim vừa có tính tạo h́nh khi vẽ nên một không gian dài rộng lại vừa là một biểu tượng nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ cao. Bởi, cái hữu h́nh Những đồi hoa sim tím đă biến thành cái vô h́nh Tím màu da diết; từ sắc màu cụ thể màu tím đă trở thành màu biểu trưng cho t́nh yêu, cho tâm hồn, cho nỗi ḷng thi nhân khi nó biến thành màu của xúc cảm : Tím t́nh trang lệ rớm, Tím t́nh ơi lệ ứa. Và sắc màu ấy cộng hưởng với bóng tối, ráng vàng ma khiến cho chiều hoang càng thêm vắng, hồn hoang càng thêm lạnh.

Màu tím hoa sim c̣n là bài thơ đầy âm hưởng. Giai điệu của thi phẩm được cất lên nhờ nhịp điệu linh hoạt của bài thơ. Cách tổ chức câu chữ trong từng phần và việc phối thanh hài ḥa khiến người đọc có thể cảm nhận kết cấu toàn bài như một bản sonate hoàn chỉnh với khúc dạo đầu bay bổng nhịp nhàng của kèn clarinette ( thanh âm nhịp nhàng của thể thơ 5 chữ; cảm xúc rộn ràng, náo nức của ngày hợp hôn); đoạn giữa là sự phối thanh trái chiều của tiếng kèn trompette vang rền như khúc tráng ca và âm thanh lắng đọng, bi thương của tiếng dương cầm cùng điệu khoan nhặt, réo rắt tiếng vĩ cầm (đó là bè trầm trong phút giây câm lặng của h́nh ảnh người mẹ ngồi bên mộ con đầy bóng tối, đó là những cơn sóng cuộn xé trong ḷng thi nhân khi phút giây cuối không được thấy mặt nhau, đó là sự trào dâng trước nghịch cảnh của những người anh khi biết tin em gái mất trước tin em lấy chồng) ; và kết thúc là một bè trầm sâu lắng diết da của tiếng đàn alto ḥa âm cùng tiếng dương cầm hiu hắt (thanh âm lan tỏa từ những câu thơ dàn trải, từ những điệp khúc lặp măi không thôi, từ nỗi ḷng ngập tràn thương nhớ; có thể xem những đồi hoa sim là nền như tiếng dương cầm đệm lót cho tiếng đàn alto vang ngân – tiếng đàn ấy là khúc nhạc ḷng của người quân nhân nức nở, nghẹn ngào, bi thiết).

Giai điệu của thi phẩm c̣n được ngân lên nhờ tác giả đă sử dụng các từ láy kết hợp với phép nhấn rất hiệu quả. Nếu đoạn 1 là Tóc nàng xanh xanh, cười xinh xinh th́ đoạn 2 là Ngày xưa, màu sim tím và đoạn 3 là Những đồi hoa sim, chiều hoang biền biệt…Đặc biệt đoạn thơ cuối cách lặp tữ ngữ, cú pháp với tần số cao đă tạo thành một điệp khúc gây ấn tượng mạnh với độc giả. Điều này có thể lư giải v́ sao sau khi bài thơ của Hữu Loan ra đời đă có đến 3 nhạc sĩ phổ nhạc cho thi phẩm.( Phạm Duy, Anh Bằng và Dzũng Chinh).
Like Like x 2 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 655
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Bài viết về tác phẫm nhạc
« Reply #7 on: October 08, 2021, 01:44:56 pm »


Ướt mi ” - những giọt nước mắt,
những giọt mưa ngâu, những giọt buồn tái tê


...Từng giọt nhạc cứ chầm chậm buông, lời ca sĩ nhẩn nha những điệu sầu như bao giọt nước mắt, bao giọt mưa, bao giọt buồn cùng rơi xuống thành bể… nước mắt buồn triền miên. Lời ca cứ rơi thấm vào ḷng ta như bao giọt mưa ngâu không dứt, bao nỗi buồn không tan trong những giọt nước mắt trong sáng của bờ mi em ngây thơ...

Đêm. Đêm sâu thăm thẳm. Tịch mịch. Tiếng mưa ngâu rả rích, lê thê trên mái hiên nhà rơi nhè nhẹ xuống sân đưa tâm hồn tôi lắng lại, đắm đuối trong giai điệu buồn, chậm, lê thê, năo nề của a khúc “Ướt mi”. Từng giọt nhạc cứ chầm chậm buông, lời ca sĩ nhẩn nha những điệu sầu như bao giọt nước mắt, bao giọt mưa, bao giọt buồn cùng rơi xuống thành bể… nước mắt buồn triền miên. Lời ca cứ rơi thấm vào ḷng ta như bao giọt mưa ngâu không dứt, bao nỗi buồn không tan trong những giọt nước mắt trong sáng của bờ mi em ngây thơ.

“Ướt mi” là ca khúc được in đầu tiên của Trịnh Công Sơn, sáng tác năm 1958, công bố năm 1959. Bài hát nói về những giọt nước mắt thuần khiết của một cô ca sĩ mới 16 tuổi đêm đêm đi hát ở pḥng trà Văn Cảnh – Sài G̣n để nuôi mẹ bị bệnh lao nặng. Đêm nào hát bài “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong cô cũng khóc. Có lẽ do lấy cảm hứng từ nước mắt, từ thân phận buồn của cô ca sĩ kia, mà “Ướt” mi có sự giao ḥa của những giọt nước mắt trắng trong thuần khiết với những giọt mưa ngâu, những giọt buồn, giọt đời. Sự giao thoa ấy tạo nên một sức ám gợi, một nỗi ám ảnh khôn nguôi về kiếp người, về t́nh đời, về nỗi sầu nhân thế. Nỗi buồn, nỗi đau, nhưng giọt nước mắt, những giọt mưa ḥa trong lời ca, điệu nhạc để lại măi măi một cái đẹp – cái đẹp trinh khiết trong nỗi buồn truyền kiếp của phận người nghệ sĩ như mưa ngâu vẫn muôn đời không dứt, vẫn kéo dài lê thê những giọt buồn, điệu buồn tự ngàn đời. Cho nên, bài ca bắt đầu bằng những giọt mưa, những giọt buồn găng lên khóe mắt, bờ môi, chan ḥa cùng ḍng nước mắt như làm nḥe đi những lời ca ngậm ngùi thân phận của người ca sĩ thơ dại:


“Ngoài hiên mưa rơi rơi
Ḷng ai như chơi vơi
Người ơi nước mắt hoen mi rồi
Đừng khóc trong đêm mưa
Đừng than trong câu ca”


Tiếng mưa rơi rơi ngoài hiên gọi tiếng ḷng lên chơi vơi. Và ḍng nước mắt tinh khiết hoen mi cùng mưa đêm. Tiếng ca ḥa trong tiếng khóc nghẹn ngào, nức nở. Lời ca ấy như than van, như sói vào ḷng người bao âm điệu buồn của mưa, của đời, của con người. Nỗi buồn hiện h́nh đồng hành cùng mưa, làm rớt thêm bao giọt nước mắt của em. Để rồi nó cũng tan biến theo mưa, thành mưa… lệ:


“Buồn ơi trong đêm thâu
Ôm ấp giùm ta nhé
Người em thương mưa ngâu
Hay khóc sầu nhân thế
T́nh ta đêm về có ấm
Từng cơn mưa em chưa”


Tiếng khóc của em là tiếng khóc thương mưa ngâu – thương mối t́nh oan nghiệt của Ngưu Lang – Chức Nữ. Đó cũng là tiếng khóc mang nỗi sầu nhân thế muôn đời. Em khóc mưa, khóc nỗi sầu nhân thế hay khóc cho chính ḿnh? Liệu một chút t́nh có sưởi ấm được nỗi buồn miên man, thiên cổ đó không? Cho nên, ca từ của lời thứ nhất kết thúc bằng một câu hỏi đầy ám gợi: “T́nh ta đêm về có ấm/ Từng cơm mơ em chưa”. Hai câu ca từ này được viết theo lối thơ vắt ḍng, tạo ra những kênh h́nh ảnh, ngôn từ “lạ hóa”. T́nh ta liệu có ấm được cơn mơ em chưa? Đó là cơn mơ chưa tới, chưa hiện h́nh nhưng ta vẫn băn khoăn, ta vẫn thấy mơ hồ về sức mạnh của nó. Một chút t́nh riêng sao sưởi ấm được những giấc mơ buồn vĩnh cửu chưa tới. Bởi nỗi buồn ấy – biểu hiện trên giọt nước mắt kia cũng như mưa ngâu là định mệnh sầu nghiệt ngă cho cuộc đời em, cho cuộc đời ta, cho những kiếp người hữu hạn. Để rồi nỗi buồn lê thê theo mưa ngâu trở thành cái lạnh tái tê trong ḷng người:


“Mưa lạnh lùng rơi rớt giữa đêm về nghe năo nề
Mưa kéo dài lê thê những đêm khuya lạnh ướt mi
Ai c̣n nh́n mưa măi rớt bên song thêm lạnh lùng
Ai c̣n buồn khi lá rớt rơi trong một cuối đông”


Lời ca và giai điệu chợt chùng xuống, chậm lắng, tăi ra một cách uể oải như từng giọt mư ngâu rả rích rơi ngoài hiên. Những giọt mưa, những giọt buồn cộng hưởng, ḥa quyện tạo nên bao giọt lạnh, giọt sầu năo nề. Tất cả kéo dài lê thê, cứ dầm dề không dứt, không ngừng. Mưa lạnh thấm vào ḷng người khiến trái tim, tâm hồn cũng trở nên hoang lạnh. Người nh́n mưa bên song lạnh lùng bởi chính tâm hồn người cũng lẽo lẽo, đơn chiếc trong một nỗi buồn lớn. Và tâm trạng buồn ấy càng ngân dài, vang xa, vương măi theo điệu buồn, điệu tàn phai, héo úa của chiếc lá rớt rơi trong một cuối đông. Tất cả các h́nh ảnh: Mưa – nước mắt – lá rớt rơi đều đan quyện, ḥa cùng nhau trong nỗi trống vắng tận cùng, nỗi buồn vô hồi vô hạn. Nh́n mưa là nh́n ra nước mắt, nh́n ra nỗi buồn. Nỗi buồn ngoại cảnh và nỗi buồn tâm linh cộng gộp, lũy thừa thành một nỗi buồn mênh mông bất định. Có cái ǵ như chờ đợi, như ngóng trông để rồi “ai” kia chỉ nhận lại một nỗi buồn, một cảm giác lạnh lẽo trong tịch liêu, trong cô quả, trong sự phôi pha. Và những cơn mưa lại rơi, rơi măi ngoài hiên, rơi măi trong cuộc đời, rơi thêm bao nỗi buồn chồng chất của định mệnh tạo nên bản mệnh buồn cho cuộc đời em:


Ngoài hiên mưa rơi rơi
Buồn dâng lên đôi môi
Buồn đau hoen ướt mi ai rồi
Buồn đi trong đêm khuya
Buồn rơi theo đêm mưa





Nỗi buồn kết đọng, dâng ngập đầy theo mưa rơi rơi. Để rồi nó dâng lên đôi môi, nó dâng lên khóe mắt làm hoen ướt mi ai. Mi ai ướt không phải v́ mưa ngâu mà v́ mưa lệ. Những cơn mưa lệ ấy đến trong những đêm sâu, đến từ những nỗi sầu nhân thế, mang nỗi buồn “từ ngày mẹ cha cho mang nặng kiếp người”. Nỗi buồn tan chảy trong hồn, trôi theo mưa, tan trong câu ca, “đi trong đêm mưa”, “đi trong câu ca”. Nó không trượt trôi mà thấm đẫm, làm nḥe đi tất cả nỗi đau trong một cảm nhận thường trực, đeo bám của nỗi buồn hiện h́nh. Nỗi buồn không tan biến hay chuyển hóa mà nó ôm trọn thời gian, bao phủ không gian. Tất cả là buồn: buồn trong đêm, buồn trong mưa, buồn lên đôi môi, buồn hoen ướt mi… Cả thế giới nghệ thuật của bài hát là thế giới của nỗi buồn – buồn nhưng mà đẹp – một cái đẹp ngây thơ, trong sáng được hiển hiện trong những giọt nước mắt thuần khiết. Và rồi, ta cứ bước măi, đi hoài, tiến sâu vào thế giới của mưa, của buồn cùng “Ướt mi”:


C̣n mưa trong đêm nay
Ḷng em buồn biết mấy
Trời sao chưa thôi mưa
Để mắt người em ấy
Từ đây thôi mờ nước mắt
Buồn mi em ngây thơ


Đêm nay vẫn c̣n mưa và mưa gọi ḷng buồn, làm nỗi buồn ướt đẫm hơn. Mưa của hôm nay là sự nối tiếp của hôm qua, của bao năm tháng. Nỗi buồn trong ḷng của đêm nay như một sự chất chồng, tiếp nối, đẩy lên đỉnh điểm của nỗi buồn hôm qua, nỗi buồn xưa, nỗi buồn từ trong tiền kiếp. Và một câu hỏi, một mong ước mong manh vọng ra thổn thức bật ra tức tưởi, nghẹn ḷng: “Trời sao chưa thôi mưa/ Để mắt người em ấy/ Từ đây thôi mờ nước mắt/ Buồn mi em ngây thơ”. Mong ước ấy thầm kín mà diết dóng biết bao! Mong trời thôi mưa, mong nước mắt không ướt mi, không làm buồn mi em ngây thơ nữa. Mong ước đó bật ra từ trái tim, từ cảm xúc, từ bao quan sát và trải nghiệm buồn. Một ước mong giản dị mà đẹp đẽ thuần khiết biết bao. Bờ mi ngây thơ của em đă sớm phải mờ đi trong nước mắt, trong nỗi buồn truyền kiếp cùng mưa. Câu hỏi kia mang một chút trách hờn ông trời, trách hờn định mệnh mang mưa ngâu xuống, mang nỗi buồn ướt mi em ngây thơ.

Những giọt mưa mở đầu, dẫn dụ người nghe vào thế giới “Ướt mi” và khi, nỗi buồn khép lại lời ca th́ cả thế giới ấy lại hiện ra bất tận. Sự kết thúc chính là sự khai mở, khai mở ra thế giới mênh mông của mưa, của cơi ḷng buồn, của biển nước mắt. Và đến khi ca sĩ ngừng lời, điệu nhạc im tiếng cũng chính là lúc biển mưa, biển buồn, biển nước mắt kết đọng tạo nên không gian bao la, thời gian vô tân, cảm xúc sâu thẳm cho “Ướt mi”. Những giai điệu chậm, trầm, buồn, kéo dài ít nhiều mang âm hưởng lăng mạn của nhạc tiền chiến rất hợp với t́nh điệu thẩm mỹ ca từ của bài hát. Giai điệu ấy đă mô tả được nhịp điệu của mưa, của nỗi buồn, của một chút xót ḷng, và hơn hết là nhịp điệu lăn tràn của những giọt nước mắt hoen ướt mi. Chính nhịp điệu ấy khắc sâu trong ḷng ta bao dư vang, bao dư ảnh của một thế giới “Ướt mi” mênh mông mưa, mênh mông nước mắt, mênh mông t́nh.

Không hiểu sao cứ mỗi khi nghe bài hát này, tôi lai h́nh dung dáng điệu một người thiếu nữ thu ḿnh, nh́n qua song cửa đêm khuya nh́n mưa ngâu dầm dề tháng bẩy. Những giọt nước mắt của cô gái lăn tràn theo mưa, cùng rớt rơi trên phím đời, song hành cùng điệu lăn chảy của mưa. Mưa và nước mắt đồng lơa mang đến buồn, cộng hưởng tạo nên bản nhạc bi ai về t́nh yêu và nỗi sầu nhân thế. Mưa sẽ tạnh, nước mắt rồi sẽ được lau khô nhưng nỗi buồn định mệnh sẽ c̣n ngân nga, vang vọng, sói ṃn măi ḷng người. Và khi bạn lắng ḷng, thả hồn theo cảm xúc, trôi theo mỗi giai điệu, rung động với từng lời ca, bạn sẽ thấy ḷng buồn theo mưa, theo nước mắt của “Ướt mi”. Nhưng nỗi buồn ấy mang lại một cảm giác thanh sạch, một cảm giác sâu lắng, êm dịu của cái đẹp – cái đẹp mong manh, cái đẹp ướt át trong đêm của nỗi buồn sâu thẳm.
Like Like x 4 View List

Offline Khoa1221

  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 655
  • Ngày nào t́nh xa , ta vẫn xin yêu măi một đời ...
Re: Bài viết về tác phẫm nhạc
« Reply #8 on: October 22, 2021, 01:12:54 pm »


Hoàng Lan: Đóa Hoa Vàng Một Thuở của Trịnh Công Sơn


Hầu như mọi người đều biết những bản t́nh ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường được anh sáng tác từ những cảm xúc dành riêng cho một đối tượng trong đời sống t́nh cảm đầy lăng mạn của ḿnh. Trong số đó, “Hoa Vàng Mấy Độ” và “Như Một Lần Chia Tay”, cho đến nay vẫn được nhiều người yêu thích nhạc Trịnh t́m hiểu về xuất xứ. Hơn 3 năm sau khi Trịnh Công Sơn qua đời, những thắc mắc về hai nhạc phẩm trên đă được giải đáp rơ ràng khi CD “Hoa Vàng Một Thuở” được chính thức ra mắt tại Toronto vào ngày 23 tháng 05 năm 2004 vừa qua. Người tŕnh bày hai nhạc phẩm này (cùng một số nhạc phẩm của những tác giả khác) cũng là người thực hiện CD “Hoa Vàng Một Thuở” mang tên Hoàng Lan. Cô chính là nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn viết thành hai ca khúc t́nh cảm bất hủ đó.

Phạm Thị Hoàng Lan sinh tại Sài G̣n và là con út trong một gia đ́nh gồm 6 người con, trong số có một người mất sớm. Song thân cô đều là những người yêu văn nghệ. Bố, người Hải Pḥng – qua đời khi Hoàng Lan mới lên 6 - biết chơi đàn violon và mẹ, người gốc Hà Nội với thú làm thơ.

Thời kỳ thơ ấu, Hoàng Lan được cặp nghệ sĩ nổi danh Kiều Hạnh – Phạm Đ́nh Sỹ nhận làm con nưôi, ở chung trong một căn nhà trên đường Bùi Thị Xuân. Trong khi đó mẹ cô – bạn thân của nghệ sĩ Kiều Hạnh - thường đi lại giữa Sài G̣n và Đà Lạt lo việc đầu tư nhà đất. Năm lên 7, Hoàng Lan đă đi hát với gia đ́nh ban nhi đồng Tuổi Xanh của Kiều hạnh và Phạm Đ́nh Sỹ với tên Tí Hon, cũng là tên gọi ở nhà. Trong một thời gian khá dài, cô đă cùng với ban Tuổi Xanh hát trong các chương tŕnh Phát Thanh Học Đường trên đài Sài G̣n và trong các buổi phát thanh dành cho thiếu nhi trên đài Quân Đội. Nhờ có năng khiếu văn nghệ cùng một gương mặt xinh xắn mang những nét hồn nhiên, khi mới được 9 tuổi vào năm 1969, Hoàng Lan được mời đóng vai chính trong phim “Đôi Guốc Của Bé” do Minh Đăng Khánh đạo diễn cùng với Sĩ Phú, Linh Sơn, Hoàng Long. Nhưng rất tiếc, cuốn phim này bị cấm nên đă không có dịp tŕnh chiếu trước khán giả, ngoài một buổi ra mắt giới báo chí. Cũng với tên Tí Hon, cô đă được mời giữ một vai phụ trong phim “Như Giọt Sương Khuya” với Trần Quang và Bạch Tuyết, do Bùi Sơn Duân đạo diễn.

Sau biến cố tháng 4 năm 75, cô được mời đóng vai chính trong phim “Tiếng Đàn”. Tuy từng hoạt động về ca nhạc và điện ảnh từ khi c̣n nhỏ, nhưng “ thật ra em không thích ca hát hay đóng phim. Đúng ra em bị bắt làm như vậy trong thời gian ở với gia đ́nh Kiều Hạnh, tuy là một gia đ́nh văn nghệ nhưng rất khó và nề nếp”, như lời Hoàng Lan tâm sự. Trong khi đó cô lại ưa thích nhất bộ môn múa, nhưng không được sự đồng ư của mẹ.

Tuy nhiên v́ quá ham thích múa nên cuối cùng Hoàng Lan đă thuyết phục được mẹ để thi vào ngành múa chuyên nghiệp tại trường Quốc Gia âm Nhạc, sau khi học đến lớp 10 trường Trưng Vương vào năm 75. Năm 80, cô ra trường và đi dạy tại trường Văn Hoá Thành Phố trong 2 năm liên tiếp.

Năm 85, Hoàng Lan cùng chồng vượt biên và sau đó được vào Canada. Đầu tiên, gia đ́nh cô cư ngụ tại thành phố Hamilton, gần Toronto trong 3 năm trước khi dời về Sonny Creek để sống ở đây 10 năm. Cuối cùng, vợ chồng cô và 2 con gái về cư ngụ ở Burlington cho đến nay. Trong hơn 10 năm đầu tiên sống ở Canada, Hoàng Lan không có một hoạt đông văn nghệ nào, cho đến năm 1996. Trong dịp tham dự buổi tiệc khánh thành văn pḥng luật sư của một người bà con, cô gặp một người trong Hội Phụ Nữ Toronto và được mời tham gia vào những sinh hoạt văn nghệ của Hội Cựu Học Sinh Trưng Vương. Hoàng Lan nhận lời và từ đó dần dần trở thành một khuôn mặt quen thuộc trong những sinh hoạt có tính cách cộng đồng. Ngoài ca hát, cô c̣n là người hướng dẫn về múa cho một số hội đoàn ở Toronto cũng như là người điều khiển chương tŕnh cho nhiều buổi văn nghệ và là một MC quen thuộc trên chương tŕnh Truyền H́nh ở Toronto do Việt Tiến thực hiện từ năm 1999.

Hoàng Lan không nuôi tham vọng trở thành một ca sĩ nghà nghề. Một điều chắc chắn nữa là cô thực hiện CD “Hoa Vàng Một Thuở” không nằm trong mục đích thương mại mà chỉ coi như một kỷ niệm cho chính ḿnh. Đó cũng là một kỷ niệm khó mờ nhạt trong trí tưởng của cô đối với người cố nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn, người đă viết tặng cô hai nhạc phẩm đặc sắc “Như Một Lời Chia Tay” và “ Hoa Vàng Một Thuở”. Nhạc phẩm sau được mọi người biết dưới tên “Hoa Vàng Mấy Độ”. Trịnh Công Sơn cũng là người có những liên hệ t́nh cảm đậm đà với Hoàng Lan và từng có ư định cùng cô chung sống. Chính người em rể của Trịnh Công Sơn là Hoàng Tạ Thích đă xác nhận sự liên hệ giữa Trịnh Công Sơn và Hoàng Lan trong một bài viết đăng trên nguyệt san “Người Đẹp Việt Nam” gồm hai số 115 và 116 nhập một, phát hành tại Việt Nam, đề ngày 01 và 15 tháng 01 năm 2004: “... Đoá hoa vàng đă nhập vào hồn làm anh ngây ngất.

Nhân ngày sinh nhật của Hoàng Lan, anh đă nhờ người đem đến tặng nàng 21 cánh hoa hồng vàng...” Yêu em một đoá hoa vàng. Yêu em một phút Hoàng Lan t́nh cờ”...”Hoa Vàng Mấy Độ” viết cho Hoàng Lan năm 1981, nguyên bản là “Một Thuở Hoa Vàng” (chú thích của tác giả: đúng ra là “Hoa Vàng Một Thuở” )...Người em rể và cũng là người rất thân với Trịnh Công Sơn viết tiếp trong một đoạn khác: Hồi đó anh đă tuổi 40. Nếu quả thật anh đă mệt mỏi đôi chân muốn t́m một nơi ngơi nghỉ th́ người con gái này cũng sẽ có thể là người bạn đời của anh. Nhưng rồi cuộc t́nh cũng trôi qua. Không v́ một phụ rẫy. Không v́ một nhạt phai. Chỉ v́, anh là Trịnh Công Sơn. Và những ngày ở Canada, anh đă gặp lại Hoàng Lan ở Toronto (thật ra là Montreal, chú thích của tác giả ). Dĩ nhiên cánh Hoàng lan bây giờ đă được cắm vào một chiếc b́nh yên ấm. Nhưng vẫn nghe như “ Em cười đâu đó, trong ḷng phố xá đông vui...một vết thương thôi, riêng cho một người”...

Lư do sự ra đời của “Hoa Vàng Một Thuở” cũng đă được Hoàng Lan xác nhận cùng với h́nh chụp nguyên bản nhạc phẩm này trên CD mang cùng tên của cô với lời đề tặng:” Viết cho sinh nhật Hoàng Lan 25.4.1981” và chữ kư của Trịnh Công Sơn : “Trịnh Công Sơn 08.04.1981”. Trước đó, những người yêu nhạc Trịnh thường tỏ ra thắc mắc về nguồn gốc của “Hoa Vàng Mấy Độ” với nhiều nghi vấn về đối tượng đă tạo cho Trịnh Công Sơn nguồn cảm xúc để viết thành nhạc phẩm này. Bây giờ, mọi thắc mắc và nghi vấn đă không c̣n chỗ đứng.

Hoàng Lan quen Trịnh Công Sơn vào năm 1980, khi cô hướng dẫn về múa tại Sở Văn Hoá trên đường Sô Viết Nghệ Tĩnh (Hồng Thập Tự cũ). Thời gian này, Trịnh Công Sơn phục vụ tại Hội Nghệ Sĩ Thành Phố trong phạm vi âm nhạc, do đó thường hay qua Sở Văn Hoá để in hoặc xin kiểm duyệt nhạc. Thỉnh thoảng hai người cùng các nhân viên của hai cơ quan trên vẫn đi công tác chung. Lần đầu tiên Hoàng Lan gặp Trịnh Công Sơn trong chuyến công tác văn nghệ ở bệnh viện Sùng Chính, tổ chức trên sân thượng. Thật ra trước đó vào khoảng giữa thập niên 60, Trịnh Công Sơn từng nhiều lần đến nhà Hoàng Lan trên đường Cao Thắng chơi cùng với Lê Hữu Bôi, một người bạn của một người chị cô tên Kim Hạnh. Sau khi Bôi qua đời, Sơn cũng vẫn thỉnh thoảng đến thăm mẹ cô do sự tương đắc trong tinh thần văn nghệ.

Thời gian này, Hoàng Lan c̣n là một cô bé con, tuy biết Sơn là một người nổi tiếng nhưng cô chẳng mấy để ư. Lần gặp lại trong chuyến cùng đi công tác đầu tiên vào năm 80, Sơn không nhận ra cô, cho đến khi được nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu nhắc nhỡ. Sau công tác, Trịnh Công Sơn mời Hoàng Lan về nhà anh trên đường Duy Tân, nơi ra vào tấp nập những khách khứa, bạn bè của người nhạc sĩ lừng danh. Cô thiếu nữ Hoàng Lan từ đó đă khám phá thêm được một thế giới mới lạ, sau khi đến ngôi nhà này nhiều lần cũng như từng được Trịnh Công Sơn đến nhà chở đi ăn sáng hay trưa trên chiếc xe PC mầu cam quen thuộc của anh. Tuy có một thứ t́nh cảm nhẹ nhàng đến với người con gái mang tên một đoá lan vàng, nhưng Hoàng Lan cho biết “thật sự lúc đó em không interest ǵ về anh Sơn v́ lúc đó em đă có bồ rố. Bồ em đi rồi, đi trong dịp Tết nên lúc đó em buồn lắm”. Người Hoàng Lan nhắc tới là mối t́nh đầu của cô, có nhân dáng, tính t́nh và ngay cả cách trang phục cũng giống Trịnh Công Sơn. Người bạn trai của Hoàng Lan trước đó quen một thiếu nữ tên Quỳnh Hương, một người rất ái mộ Trịnh Công Sơn, vẫn thỉnh thoảng ghé lại nơi Hoàng Lan làm việc để xin nhạc của anh.

Sau khi quen với Quỳnh Hương, Trịnh Công Sơn có được nguồn cảm hứng để sáng tác nhạc phẩm mang tên người thiếu nữ có rất nhiều cảm t́nh với anh. Nhạc phẩm này đầu tiên được anh đặt tựa là Hương Quỳnh. Người thiếu nữ tên Quỳnh Hương có một giọng hát khá, hiện ỏ Mỹ và là một thành viên của một ca đoàn lớn. Trước khi rời Việt Nam, Quỳnh Hương tặng Trịnh Công Sơn một gói thuốc lá “555” với ḍng chữ viết “tặng anh 21 tuổi đời của em”, như Hoàng Lan cho biết. Trước t́nh cảm của Quỳnh Hương đối với Trịnh Công Sơn vào khoảng thời gian đầu năm 80, Hoàng Lan đă t́m những cách chứng tỏ cho người thiêu nữ kia biết những ǵ cô ấy muốn đều không được. Hoàng Lan và Trịnh Công Sơn càng lúc càng tỏ ra gần gũi hơn. Hai người gặp nhau gần như hàng ngày, khi cùng đi ăn trưa, khi đi uống nước sau khi tan sở tại những địa điểm quen thuộc như Brodard hoặc Givral. Tuy gần gũi như vậy, nhưng cả hai chẳng ai thổ lộ về t́nh cảm của ḿnh. Nhưng riêng phần Hoàng Lan, cô cho biết “ thật sự lúc đó em không có nghĩ ǵ hết, em buồn em đi thôi . Đi, nhưng anh ấy không nói chuyện. Tính anh Sơn th́ anh ấy ít nói lắm, không nói ǵ nhiều”..T́nh cảm giữa hai người cứ lăng đăng và vu vơ như vậy cho đến “ một lúc em có cảm giác là chuyện này nó cũng không rơ ràng là cái ǵ . Lúc đó em cũng chuẩn bị đi. Nên chiều hôm đó gặp anh ấy, em nói thôi ngày mai đừng đón em nữa, em không lên đây nữa đâu. Anh ấy hút thuốc một hồi rồi hỏi “bộ em chán rồi hả?. Em bảo em không có chán nhưng mà thấy chuyện này không đi tới đâu và không rơ ràng”. Hoàng Lan nhận thấy giữa cô và Trịnh Công Sơn có con đường đi riêng rẽ. Thời kỳ này cô đang t́m đường vượt biên, trong khi tin rằng Trịnh Công Sơn chắc chắn sẽ ở lại. Nhưng khi tŕnh bầy với Trịnh Công Sơn ư nghĩ của ḿnh, Hoàng Lan được anh cho biết nếu cô lấy lư do đó để cắt đứt liên hệ giữa hai người th́ không đúng. V́ cả gia đ́nh anh lúc đó đang được cô em anh là Trịnh Vĩnh Trinh đứng ra làm thủ tục bảo lănh.

Hoàng Lan t́m cách thoái thác khi Trịnh Công Sơn muốn thật sự đi xa hơn với cô. Cô cho rằng anh là người của quần chúng, nếu xẩy ra t́nh trạng như vậy sẽ mất đi h́nh ảnh đẹp với những người ái mộ. Theo Hoàng Lan, nhạc sĩ họ Trịnh đă nói trong đời sống cũng đến lúc nào phải trở lại với con người thật của chính ḿnh. Hoàng Lan c̣n cho Sơn biết tính thân mẫu cô rất rườm rà nên nếu tổ chức đám cưới sẽ phải tuân theo nhiều thủ tục trong khi Trịnh Công Sơn vốn không ưa những sự ŕnh rang, bề ngoài. Hơn nữa, ít ra anh c̣n phải mặc “complet” là điều Trịnh Công Sơn rất ghét. Nhưng Trịnh Công Sơn trả lời anh làm được, miễn cho Hoàng Lan và thân mẫu cô được vui ḷng. Tuy là một người của đám đông, nhưng Trịnh Công Sơn luôn muốn có một đời sống b́nh thường, có vợ, có con mà không phải là một người “khác thường” như nhiều người nghĩ. Hoàng Lan khuyên anh cứ sống thoải mái như từng sống, không nên lệ thuộc vào một người là điều không đáng cho anh đánh đổi.

Nhiều khi tự hỏi ḷng ḿnh về t́nh cảm đối với Trịnh Công Sơn, Hoàng Lan nhận ra rơ ràng một điều là cô chỉ Thương nhưng không Yêu người nhạc sĩ họ Trịnh. Cô không dám nói thẳng điều này với Sơn v́ sợ sẽ khiến anh đau khổ. Trịnh Công Sơn không hề biết Hoàng Lan vẫn luôn hướng t́nh cảm về mối t́nh đầu của cô, dù Vinh đă ra đi và từng ngỏ lời cầu hôn với nhưng không được thân mẫu cô chấp thuận.

Có lần, vào khoảng đầu năm 81, Trịnh Công Sơn bị đụng xe nặng khi từ nhà Hoàng Lan trở về. Cô và mẹ đến thăm anh tại nhà sau khi Trịnh Công Sơn được đưa về từ bệnh viện. Hoàng Lan xúc động đến bật khóc. Nhưng Trịnh Công Sơn lên tiếng: “Em đi về đi, anh không thích những giọt nước mắt thương hại như vậy”, theo lời Hoàng Lan kể. Cô tâm sự cảm thấy ḿnh tội lỗi khi đă giải quyết một cách dứt khoát, dù rất đau ḷng.. Nhưng thật ra, đối với cô, nếu tiếp tục sự liên hệ t́nh cảm như trước cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Tất cả đến từ sự gắn bó của Hoàng Lan với mối t́nh đầu của ḿnh. Nên cô chỉ muốn ra đi với mục đích gặp lại người đă mang đến cho cô nhiều rung động, khác hẳn với những rung động của cô với Trịnh Công Sơn.

Nhưng sự tuyên bố dứt khoát của Hoàng Lan với Trịnh Công Sơn không được anh coi là chín chắn nên vẫn tới sở làm đón như trước. Nhưng cô t́m đủ mọi cách để tránh. Những lần Trịnh Công Sơn đến nhà chờ cô đi làm về, khi gần đến nhà nh́n thấy chiếc xe mầu cam quen thuộc là Hoàng Lan phải chạy xe ṿng ngoài phố cho đến khi biết anh đă ra về.

Tuy không c̣n gặp gỡ riêng tư như trước, nhưng Hoàng Lan và Trịnh Công Sơn vẫn thường gặp nhau trong những lần công tác. Thời gian này cô nhận thấy Trịnh Công Sơn có vẻ buồn và uống rượu nhiều. Anh c̣n viết thư cho thân mẫu Hoàng Lan, có ư trách móc cô. Những thư này mẹ cô vẫn c̣n giữ, trong khi cô đă đốt hết những thư Sơn viết cho co trước khi lập gia đ́nhâ. Hoàng Lan cũng trả lại Trịnh Công Sơn tất cả những món kỷ niệm cùng hai cây đàn guitars do anh tặng, chỉ giữ lại một bộ giây đàn.

Cũng thời gian này vào dịp sinh nhật Hoàng Lan năm 81, Trịnh Công Sơn tặng cô một quần nhung, một áo pull mầu hồng, một thắt lưng bằng vải bố và một số nước hoa. Anh cùng với Thanh Hải – người thường tŕnh bày nhạc phẩm của anh, hiện sống ở âu Châu – mang quà tặng đến nhà cô cùng với hai nhạc phẩm “Hoa Vàng Một Thuở” và “Như Một Lời Chia Tay”, được buộc một sợi “ruban” rất đẹp. Một bó hồng mầu vàng – tượng trưng cho ḷng không chung thủy – đă được giao đến nhà Hoàng Lan từ sáng sớm. Thanh Hải đă cất tiếng hát hai nhạc phẩm này trong buổi tiệc sinh nhật của Hoàng Lan, trong khi Trịnh Công Sơn ngồi buồn rầu bên cạnh ly rượu không lúc nào vơi. Khi hỏi Trịnh Công Sơn về ư nghĩa câu “làm sao biết được nỗi đời riêng” trong nhạc phẩm “Như Một Lời Chia Tay”, Hoàng Lan được anh cho biết nếu hồi đó cô nói với anh là muốn rời Việt Nam th́ chuyện t́nh cảm giữa hai người đă khác. Ư anh muốn nói không biết Hoàng Lan có ư định muốn đi, tuy vẫn thường cùng nhau đi chơi gần như hàng ngày. Nếu biết được cô muốn như vậy, anh cũng sẽ quyết định không ở lại Việt Nam.

Lễ đính hôn của Hoàng Lan được tổ chức vào tháng 11 năm 1982. Và tiệc thành hôn với người cùng chung sống với cô tên Hoa, đến nay được tổ chức một tháng sau. Khi trao thiệp đính hôn cho Trịnh Công Sơn, anh hỏi cô: “Lần này là thôi thật phải không Lan?”. Cô trả lời “hy vọng là như vậy!”. Trịnh Công Sơn đă không có mặt trong tiệc cưới của cô vào tháng 12 năm 1982, do thiệp mời gửi chung với các người khác tại cùng cơ quan của Trịnh Công Sơn bị thất lạc.

Gần 10 năm sau, đoá “Hoa Vàng Một Thưở” của Trịnh Công Sơn mới gặp lại anh tại Montreal, Canada khi anh qua thành phố này thăm những người em thân thiết của ḿnh vào đầu năm 1992. Ngay khi mới đến nơi, Trịnh Công Sơn đă gọi điện thoại cho Hoàng Lan ở Burlington, Ontario nhưng không gặp. Măi đến tháng 07 cùng năm, cô mới có dịp lên Montreal gặp anh tại nhà hàng “La Famille Vietnamienne” do gia đ́nh anh khai thác ở thành phố này. Trịnh Công Sơn đề nghị vẽ tặng cô một bức chân dung, nhưng hoàn cảnh không cho phép nên cô đă từ chối, để “bây giờ nghĩ lại, thấy tiếc” mặc dù khi gặp lại cũng thấy rất “bùi ngùi”, như Hoàng Lan tâm sự.

Và đúng như người anh rể của Trịnh Công Sơn đă viết: “Dĩ nhiên cánh Hoàng Lan bây giờ đă được cắm vào một chiếc b́nh yên ấm. Nhưng vẫn nghe như “em cười đâu đó, trong ḷng phố xá đông vui...một vết thương thôi, riêng cho một người”...

Trường Kỳ 31 May 2004

Like Like x 1 View List